"Bánh mì ô môi đã không còn hương vị như trước. Bởi vì hai người đã chia tay. Bà Hoa đã lấy tất cả cửa hàng và thương hiệu Huynh Hoa. Còn Huynh sẽ làm lại thương hiệu bánh mì ô môi Bà Huynh",ếphàngchờmuabánhmìômôiởSàiGòlịch thi đấu bóng đá psg dòng thông báo trên fanpage của tiệm bánh mì Bà Huynh nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn liên tục được cộng đồng mạng chia sẻ trong những ngày qua.
Bánh mì Huỳnh Hoa còn được gọi là bánh mỳ ô môi ra đời từ cách đây 32 năm được xem là bánh mỳ đắt nhất Sài Gòn với giá gần 60.000 đồng. Từ nay, thương hiệu này sẽ tách đôi: có bánh mỳ Bà Hoa và bánh mỳ Bà Huynh.
Ngay khi bánh mỳ Bà Huynh "ra riêng", nhấn mạnh hai chữ "ô môi" vừa khai trương với chương trình "1 tặng 1" suốt tháng 12, tại đây đã xuất hiện cảnh dòng người chen nhau để mua cho được ổ bánh mỳ, có lúc phải xếp hàng hàng giờ đồng hồ.
Con số rỉ tai nhau 2.000 ổ bán trong ngày khai trương, thu về hàng chục triệu đồng dù chưa được kiểm chứng nhưng không phải không có cơ sở. Nhất là khi quán liên tục thông báo quá tải, hết bánh, hẹn khách... hôm sau gặp lại.
Trưa 16/12, vì ổ bánh mì, lực lượng chức năng địa phương có mặt tại đây để giảm ùn tắc, quán phải tạm đóng cửa vì quá đông. Sau đó, quán chuyển sang hình thức phát phiếu thứ tự. Đến chiều lại tiếp tục đóng cửa vì quá tải.
Nhiều người tìm đến mua được vì chương trình khuyến mại 1 tặng 1 xưa nay hiếm của thương hiệu bánh mì đắt đỏ này; có người chưa từng ăn, giờ nghe xôn xao muốn nếm thử một lần cho biết; cũng có khách quen muốn biết hương vị bánh liệu có "bay màu" sau khi cuộc tình vỡ đôi.
Và không thiếu cả sự tò mò về thương hiệu bánh mì được mọi người nói với nhau là tạo dựng từ mối tình của hai người phụ nữ và giờ vỡ tan tành bởi... "kẻ thứ 3" chen ngang.
Tiếc cho một thương hiệu
Đến nay, mối tình thương hiệu bánh mì "ô môi" bà Hoa, bà Huynh vẫn chỉ là những lời đồn thổi. Nhưng không thể phủ nhận mối quan hệ gắn bó của hai người phụ nữ lớn tuổi không chồng cùng lập nghiệp cũng ít nhiều góp phần tạo nên "gia vị" lạ cho thương hiệu bánh mỳ có tuổi đời hơn 1/3 thập kỷ này. Rồi khi họ đường ai nấy đi cũng ly kỳ, gây tò mò không kém.
Nhiều năm sống đối diện ngay hẻm bánh mỳ Huỳnh Hoa, chị Phạm Thị Thúy Trâm cho biết, hai bà hồi trước rất nghèo, không chồng, hợp nhau nên về ở chung mở bán bánh mì.
Họ có công thức nào đó nên bánh mì rất ngon, ngày càng có tiếng và đắt hàng. Thời chị Trâm còn là sinh viên giá bánh đã 17.000 đồng một ổ, trong khi nơi khác lúc đó 5.000 - 8.000 đồng đã là hạng sang.
Chị kể, thời đó chưa có nhân viên, chỉ hai bà vừa làm vừa bán, khách đến mua không xa lạ cảnh hai bà... cãi nhau um tỏi. Rồi phất dần lên... Còn mối tình ô môi của hai bà, theo chị Trâm, chỉ là lời đồn thổi.
Từ lâu, bánh mì Huỳnh Hoa được gọi tên trên "bản đồ du lịch", được nhiều blogger ẩm thực và sách hướng dẫn du lịch nước ngoài đánh giá là ngon nhất thành phố. Chiếc bánh "tách đôi" của thương hiệu này mang theo những xót xa, tiếc nuối...
Trên trang cá nhân, nói về drama bánh mì ô môi Sài Gòn, đầu bếp Võ Quốc, người sáng lập tạp chí ẩm thực Món Ngon Việt Nam chia sẻ, chuyện cá nhân đúng sai giữa hai người chỉ có người trong cuộc mới biết, không nên bàn thêm.
Còn chuyện giờ đây bánh mì ở đâu ngon hơn dở hơn, theo đầu bếp này là như nhau. Hai bà đã làm cùng nhau từ năm 1989 - thời gian quá dài đủ cho việc ngấm sâu vào máu để làm ổ bánh mì ngon. Và nhất là đang tách ra dành khách lẫn nhau thì bên nào cũng muốn làm ngon nhất nên không có chuyện bớt cái này bỏ cái kia để ổ bánh mì dở hơn đối thủ.
Cũng là người kinh doanh bánh mì có tiếng, hướng dẫn biết bao nhiêu tiệm lớn nhỏ trong và ngoài nước, đầu bếp Võ Quốc bày tỏ, để khách cảm nhận được ổ bánh mì ngon phụ thuộc 2 yếu tố. Thứ nhất là thương hiệu gầy dựng trong lòng thực khách càng uy tín, càng lâu càng ngon. Thứ hai là chính là tình cảm và văn hóa của người làm ra ổ bánh mì gửi đến thực khách.
Nếu không có 2 yếu tố trên, anh Quốc hài hước, cho dù có 8000 bà ô môi hay 8.000 cái "thời trời cho" cũng không thể làm ổ bánh mì ngon đến độ khách xếp hàng, chờ hàng giờ để mua.
Điều tiếc nhất cho thương hiệu chuẩn bị nhận sao Michelin danh giá đầu tiên của Việt Nam này, theo anh Võ Quốc là cách hành xử của đôi bên. Phải chi hai bà ngồi xuống thỏa hiệp cùng nhau giữ thương hiệu, phát triển thêm chi nhánh rồi cộng hưởng để phát triển...
Có thể với tâm trạng khắc khoải, tiếc nuối đó, nhiều thực khách đứng chen chúc, xếp hàng để mua cho được ổ bánh mì...
(Theo Dân Trí)
Tranh cãi về quán bánh mì bán thịt sống ở Hà Nội
Bức ảnh về chiếc bánh mì với nhân bên trong gồm phần thịt như còn sống đã gây tranh cãi trên mạng xã hội.