【bd ty le hom nay】Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ

Thể thao 2025-01-25 21:12:31 826
Điểm tên 3 mặt hàng nông lâm sản chịu sự điều chỉnh bởi Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) 88-93% doanh nghiệp xuất khẩu và chủ thể liên quan chưa biết về Thoả thuận Xanh EU

Quy định chống mất rừng của EU (EUDR) là một trong số quy định nằm trong Thỏa thuận xanh EU. Ngày 23/6/2023,địnhchốngmấtrừngcủaEUNgànhcàphêcacaođãtuânthủbd ty le hom nay EU đã ban hành EUDR, quy định này cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng, gồm cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca cao và đậu vào EU nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này gây mất rừng.

Quy định này được tính từ ngày 31/12/2020 trở đi. Đồng thời, sản phẩm được coi là hợp pháp nếu quá trình sản xuất ra sản phẩm đó tuân thủ các quy định về đất đai, bảo vệ môi trường, sử dụng lao động, nhân quyền, các quy định về thuế, phí…

Nhận diện thách thức

EU là thị trường quan trọng đối với ngành cà phê của Việt Nam khi tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này hàng năm chiếm khoảng 40%, đạt trên 1,5 tỷ USD kim ngạch. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA) có hiệu lực, thuế đối với cà phê rang xay, cà phê hòa tan và các sản phẩm khác của cà phê xuống đến 0% đã tạo điều kiện cho chế biến, nâng cao giá trị và kim ngạch của cà phê Việt Nam bán vào EU

Theo ông Đỗ Xuân Hiền - Chánh Văn phòng Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, mức độ hiểu biết của doanh nghiệp trong ngành với EUDR khá cao, cao nhất trong các thông tin liên quan đến Thoả thuận xanh EU. EUDR ảnh hưởng rất lớn với ngành cà phê, không chỉ ở khía cạnh xuất khẩu mà còn tác động tới người trồng cà phê.

Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ
Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ

Thứ nhất, chuỗi cung ứng từ sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu cà phê rất phức tạp. Thứ hai, phương thức sản xuất của ngành manh mún, cả nước có trên 710.000 ha diện tích trồng cà phê thì có trên 600.000 hộ nông dân tham gia sản xuất, tức là mỗi hộ nông dân chỉ sở hữu 0,5-1ha. Thứ ba, EU yêu cầu về quy định trách nhiệm thẩm định giải trình đối với EUDR rất phức tạp và để thực hiện trách nhiệm này mất nhiều thời gian công sức.

Liên quan tới trách nhiệm giải trình, đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam thông tin: Việt Nam hiện mới chỉ có khoảng 30% sản lượng và diện tích cà phê được chứng nhận sản xuất cà phê bền vững của EU. Như vậy, trên 60% còn lại này ngành cà phê sẽ gặp nhiều khó khăn về truy xuất nguồn gốc.

Với việc EU đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm giải trình, phía Việt Nam cần những hướng dẫn chi tiết để các doanh nghiệp có thể đáp ứng”, ông Đỗ Xuân Hiền nói.

Nhiều cơ sở cho ngành cà phê, ca cao chứng minh sự tuân thủ

EUDR được nhận định là thách thức lớn với ngành cà phê, ca cao. Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, không phải không có thuận lợi và cơ hội cho Việt Nam trong đáp ứng quy định này. Từ năm 2016, Chính phủ đã có quy định đóng cửa rừng, gần như diện tích rừng đã được bảo vệ.

Mặt khác, diện tích cà phê của Việt Nam từ năm 2020 không tăng, thậm chí có xu hướng giảm nhẹ. Trong đó, tổng diện tích cà phê năm 2021 theo thống kê là 710.000ha, năm 2022 giảm còn 709.000ha. “Do vậy việc phá rừng hoặc sử dụng diện tích của rừng để trồng cà phê là gần như không có, đây là một minh chứng Việt Nam không phá rừng để trồng cà phê”, ông Đỗ Xuân Hiền cho hay.

Cùng đó là tinh thần vào cuộc của Chính phủ cùng các bộ, ngành của Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng EUDR. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều phiên làm việc với EU bàn về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ nông dân triển khai đáp ứng các quy định của EU nói chung, EUDR nói riêng. “Doanh nghiệp và Hiệp hội đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai mạnh mẽ khung hành động thích ứng với EUDR”, lãnh đạo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam chia sẻ.

Để hỗ trợ doanh nghiêp ngành cà phê đáp ứng tốt hơn EUDR, ông Đỗ Xuân Hiền cũng đề nghị: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ hơn để thống nhất được bản đồ tài nguyên rừng. Ngành cà phê ca cao cần đưa ra bản đồ tài nguyên rừng duy nhất và đàm phán với EU để được công nhận, từ đó mới tham chiếu được diện tích cà phê của Việt Nam có vi phạm vào diện tích rừng hay không.

Ở cấp độ cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện cần hỗ trợ người nông dân đối với việc công nhận các thửa đất trồng cà phê là hợp pháp. EUDR không chỉ yêu cầu sản phẩm không sản xuất trên diện tích rừng mà còn yêu cầu phải phù hợp với các luật pháp khác của Việt Nam, như: Sử dụng lao động, điều kiện làm việc cho người nông dân và tất cả các quy định khác liên quan đến lao động.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/110f299342.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?

Qua đêm trong lâu đài hoàng gia chỉ mất 400 nghìn

Uy tín nhà phát triển BĐS

Giá trị tiên phong trong đầu tư bất động sản

Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh

Park Hyatt

Bên trong biệt thự đắt nhất được rao bán ở London

TP.HCM vắng nguồn cung, Dĩ An có thêm dự án mới

友情链接