Theẹochuẩnbịtựdotàichínhchotuổigiàđộclậlịch thi đấu cúp c3 tottenhamo báo cáo “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” do Prudential phối hợp cùng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS) thực hiện, 48% người tham gia nghiên cứu có mức thu nhập dưới 60 triệu đồng/năm. Khi Covid-19 xảy ra, có 80% số người tham gia bị ảnh hưởng tài chính, trong đó, có 65% cho biết thu nhập giảm trên 20%.
Báo cáo này cũng cho biết chỉ 28,19% người tham gia nghiên cứu có tài khoản tiết kiệm. Ngược lại, 46,15% hộ gia đình trong khảo sát có khoản nợ. Báo cáo chỉ ra, nền tảng tài chính hiện tại của người trẻ chưa thật sự bền vững, vẫn bị tác động đến nhiều yếu tố. Đồng thời, sự chuẩn bị tài chính chưa chủ động, thậm chí, còn có sức ì từ việc chăm lo cho gia đình.
Tài chính là mối bận tâm hàng đầu của người trẻ hiện nay để chuẩn bị cho tuổi già độc lập. Ảnh: Freepik.
Hỏi về khía cạnh chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống tuổi già độc lập, tài chính là mối bận tâm lớn nhất của người trẻ, đặc biệt là Millennials. Chị Trang, 29 tuổi, nhân viên truyền thông tại TP.HCM, cho biết, điều quan trọng nhất để chuẩn bị cho một tuổi già độc lập và hạnh phúc là tự do tài chính. Chị cho biết cũng đang trên hành trình học và tìm kiếm cách để có thêm các nguồn thu nhập thụ động cho bản thân.
Đồng quan điểm với chị Trang, theo anh Mạnh, 28 tuổi, một huấn luyện viên thể hình, chia sẻ, việc có kế hoạch tài chính cho tuổi già thông qua bảo hiểm là loại hình đầu tư tốt cho tương lai. "Không có bảo hiểm giống như đi trên cầu thang mà không có tay vịn, mình có thể ngã bất cứ lúc nào", anh Mạnh cho biết.