当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tỷ số bóng đá cúp】Bạn biết gì về khoáng chất?

Khoáng chất là nền móng của các tế bào. Thiếu khoáng chất có thể gây ra các triệu chứng bất lợi cho sức khỏe như thiếu máu,ạnbiếtgigravevềkhoaacutengchấtỷ số bóng đá cúp yếu sức, móng dễ gãy… Thiếu khoáng chất dài lâu cũng có nguy cơ dẫn đến bệnh tim, suy nhược, tiểu đường, cao huyết áp, viêm gan, viêm da, viêm khớp…

 
Ảnh: flickr.com

Bạn cần bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể. Dưới đây là một số khoáng chất quan trọng không thể thiếu cho cơ thể bạn.

• Selen (Se)

Công dụng: giúp tế bào chống lại lão hóa, rất cần cho da và tóc. Cần thiết cho quá trình tái tạo, phát triển và phục hồi các chức năng.

Nguồn: gạo, ngũ cốc và cá


Ảnh: flickr.com

Liều lượng cho phép hàng ngày: 100 mcg.

Thiếu: có thể gây bệnh tim, ung thư.

Thừa: gây rụng tóc, móng dễ gãy, sâu răng, mấy cảnh giác, tay chân bị ngứa hay bị đau, ăn không ngon miệng.

• Crôm (Cr)

Công dụng: cần thiết cho việc kiểm soát đường huyết, chống lại sự thoái hóa của các động mạch.

Nguồn: men rượu, bia, tiêu đen, gan bê, gạo, lúa mì, phô mai.


Ảnh: flickr.com

Liều lượng cho phép hàng ngày: 50 – 200 mcg.

Thiếu: dẫn đến thiếu insulin, gây ra bệnh tiểu đường với các biến chứng là đau tim và đột quỵ.

Thừa: không có ảnh hưởng nghiêm trọng.

• Sắt (Fe)

Công dụng: cần thiết cho việc lưu thông ôxy trong máu và các hệ thống enzyme.

Nguồn: có nhiều trong gan, thận, tim động vật, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ca cao, mía, sò, hến và rau ngò tây. Ngoài ra, sắt còn có trong các loại thịt màu đỏ, cá, gia cầm, rau xanh và lúa. Hãy kết hợp uống thêm vitamin C để việc hấp thụ sắt dễ dàng hơn.


Ảnh: flickr.com

Liều lượng cho phép hàng ngày: phụ nữ (15 mg), phụ nữ mang thai (60 mg), nam (10 mg).

Thiếu: dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, dễ xúc động, đau lưỡi, chốc mép, khó nuốt thức ăn, móng tay và chân bị lõm.

Thừa: dư sắt trong thời gian dài dễ gây hại cho gan.

• Canxi (Ca)

Công dụng: giúp cho răng, xương chắc khỏe và phát triển tốt. Để cơ thể dàng hấp thụ canxi, bạn cần bổ sung vitamin D. Tắm nắng 5 – 10 phút mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết.

Nguồn: có nhiều trong sữa, phô mai, bông cải xanh, các loại đậu, rau xanh, các loại hạt.


Ảnh: flickr.com

Liều lượng cho phép hàng ngày: phụ nữ 16 – 54 tuổi cần 800 mg, từ 54 tuổi trở lên cần 1000 mg, trong thời gian có thai và cho con bú thì cần 1200 mg, đàn ông cần 800 mg.

Thiếu: kéo dài tình trạng thiếu canxi sẽ dẫn đến chứng đục thủy tinh thể, bệnh loãng xương và sâu răng.

Thừa: có thể gây suy thận, sạn thận, táo bón, chán ăn, buồn nôn…

• Magiê (Mg)

Công dụng: cần thiết cho quá trình trao đổi chất, đặc biệt là việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Dùng thêm các viên bổ sung magiê và vitamin B6 sẽ hạn chế các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Nguồn: tôm, đậu nành, lúa và các loại rau xanh.


Ảnh: flickr.com

Liều lượng cho phép hàng ngày: nữ (300 mg0, nam (350 mg).

Thiếu: gây ra các triệu chứng chán ăn, buồn nôn, lãnh cảm, ngứa ngáy, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, co giật, cứng cơ, mất ngủ, táo bón, đường huyết thấp và một số vấn đề về kinh nguyệt, cao huyết áp…

Thừa: có thể bị tiêu chảy.

• Kẽm (Zn)

Công dụng: cần thiết cho sự phát triển, sinh sản và giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt có ích cho sự phát triển của bào thai.

Nguồn: hàu tươi, nghêu sò, gừng, thịt có màu đỏ, hồ đào, gan bò, sữa không béo, lòng đỏ trứng, lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và đậu phộng.


Ảnh: flickr.com

Liều lượng cho phép hàng ngày: phụ nữ (12 mg), phụ nữ mang thai (15 mg), phụ nữ cho con bú (19 mg), nam (18 mg).

Thiếu: làm chậm quá trình phát triển, sinh sản cũng như trưởng thành về giới tính, gây ra tiêu chảy, rụng tóc, hệ miễn dịch yếu, giảm vị giác, giấc ngủ bị rối loạn.

Thừa: không có ảnh hưởng nghiêm trọng.

(Theo PNO)

分享到: