Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?ỡnútthắtđểchuyểnđổisốtrongsảnxuấtcôngnghiệbd kq tl ltd hom nay Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái Doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyển đổi số để giảm chi phí Nhiều doanh nghiệp ngành chế biến gỗ tại Bình Dương nỗ lực chuyển đổi số để tăng năng suất và hiệu quả quản lý. Ảnh: S.T Ông Nguyễn An Sơn, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, tại Việt Nam, chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, các nhà quản lý, doanh nghiệp phải đối mặt với việc đưa ra quyết định chuyển đổi như thế nào trước thời kỳ bùng nổ công nghệ, với sự gia tăng các lựa chọn tích hợp, nhưng phải gắn với điều kiện sản xuất, kinh doanh và phù hợp với nguồn lực.
Cũng theo ông Sơn, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong khối doanh nghiệp hiện tại còn khá thấp và cũng không có nhiều doanh nghiệp nhỏ như các doanh nghiệp khởi nghiệp có điều kiện, nguồn lực để tiếp cận những chương trình, giải pháp chuyển đổi số hiệu quả. Cùng với đó là sự lệ thuộc vào công nghệ đang có xu hướng thiên về các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có vốn FDI, theo đó, những doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận với những dây chuyền, công nghệ tiên tiến. “Bên cạnh đó về nguồn nhân lực, nhất là trong cái giai đoạn sắp tới AI cũng đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng và các vấn đề liên quan chất lượng, đến khả năng cung cấp nguồn nhân lực của ngành sản xuất chuyển đổi số trong ngành công nghiệp…”- ông Nguyễn An Sơn chỉ ra.
Ở góc độ doanh nghiệp, TS.Nguyễn Hữu Phước Nguyên, Tổng giám đốc điều hành Selex Motors cho rằng, vẫn có những hạn chế trong nhận thức về lợi ích của chuyển đổi số. Điều quan trọng nhất là người đứng đầu doanh nghiệp phải nhìn nhận, đánh giá đúng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp và có những lộ trình để mà chuyển đổi một cách phù hợp.
Theo ông Trần Đức Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel (Hanel PT), với doanh nghiệp lĩnh vực điện tử, nhu cầu về chuyển đổi số là rất cấp thiết. Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chuyển đổi số và sản xuất thông minh đã trở thành nhu cầu tất yếu mà các doanh nghiệp cần hướng tới. Nếu như thiếu việc sản xuất thông minh cũng như ứng dụng kỹ thuật và quản trị dữ liệu doanh nghiệp tập trung, rất khó để có thể cạnh tranh và tạo được hiệu quả trong quá trình quản trị doanh nghiệp.
Còn theo ông Trần Kiên Dũng, Chuyên gia ILO, Giám đốc Công ty TNHH ProfM Việt Nam, ở các doanh nghiệp Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua có cả những bài học cả thành công lẫn thất bại. 80% các doanh nghiệp thất bại trong chuyển đổi số do quyết định vội vàng khi chưa có một chiến lược hay lộ trình phù hợp. Để chuyển đổi số thành công cần có các giải pháp về công nghệ phù hợp, nguồn tại chính và đặc biệt là nguồn nhân lực đủ năng lực, được đào tạo, tâm huyết với doanh nghiệp, hiểu về chuyển đổi số.
Do đó, để chuyển đổi số thành công ở các doanh nghiệp sản xuất ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên nhấn mạnh cần có các chương trình hỗ trợ và thí điểm để giúp doanh nghiệp thay đổi nhận thức mạnh mẽ hơn và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Các cơ quan quản lý nhà nước hoặc hiệp hội cần xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực. Ngoài việc đào tạo, các chương trình này nên tập trung vào việc tư vấn trực tiếp cho từng doanh nghiệp, giúp họ xác định các giải pháp chuyển đổi số phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tự đánh giá khách quan hoặc dành thời gian để tìm ra phương pháp chuyển đổi số hiệu quả. Do đó, các dự án thí điểm cụ thể sẽ là “bàn đạp” quan trọng, không chỉ giúp doanh nghiệp thay đổi nhận thức mà còn chứng minh rõ ràng lợi ích thực tiễn của chuyển đổi số, từ đó thúc đẩy họ tiếp tục triển khai trên quy mô lớn hơn.
Bên cạnh đó, cần có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển các giải pháp số. “Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện của ý chí, mà giải pháp là yếu tố quyết định. Nếu doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào các giải pháp từ nước ngoài, chi phí sẽ rất cao và khó tiếp cận. Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển các giải pháp nội địa với chi phí hợp lý hơn. Vì vậy, việc tạo điều kiện và chính sách hỗ trợ để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển sản phẩm phù hợp là điều rất quan trọng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và triển khai chuyển đổi số hiệu quả”, ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên nêu quan điểm.
Ông Nguyễn An Sơn cho biết, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số. Bên cạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 thông qua chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn đến năm 2030 và triển khai có hiệu quả Chương trình sau khi được phê duyệt, tạo cơ sở thống nhất cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chuyển đổi số, tiếp cận với các mô hình sản xuất thông minh.
顶: 83355踩: 5
【bd kq tl ltd hom nay】Gỡ “nút thắt” để chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp
人参与 | 时间:2025-01-10 21:15:57
相关文章
- Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- Việt Nam wants to strengthen friendship with Russian Communist Party: President Phúc
- NA Chairman to pay official visits to Republic of Korea, India
- Vietnamese President hails Cambodian Buddhists’ contributions to bilateral ties
- Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- Presidents underline importance of VN
- Diplomatic sector serves as key and pioneer force of external affairs: Foreign Minister
- Việt Nam, Switzerland eye stronger educational cooperation
- Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- Inspection commission considers disciplinary measures
评论专区