Prudential Việt Nam và SeABank hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền | |||
TPHCM: Phát hiện cơ sở làm mũ bảo hiểm giả quy mô lớn | |||
Cải cách thủ tục hành chính ngành Bảo hiểm xã hội: Dấu ấn công nghệ thông tin
|
Bộ Tài chính cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 72/2018/QH14 và Quyết định 121/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm để thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo đó, Luật đã nội luật hoá cam kết quốc tế về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại CPTPP bao gồm tư vấn, đánh giá rủi ro, tính toán, giám định tổn thất và hỗ trợ giải quyết bảo hiểm… Điều này đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thị trường trong nước, hoàn chỉnh đầy đủ các yếu tố thị trường bao gồm kinh doanh, trung gian và dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Luật tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, khuyến khích phát triển thị trường phụ trợ bảo hiểm. Trong đó, không hạn chế quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Cụ thể, cho phép tất cả các tổ chức có tư cách pháp nhân đáp ứng điều kiện có thể thực hiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Đồng thời, cá nhân không hạn chế quyền đầu tư, kinh doanh đối với 4 dịch vụ phụ trợ bảo hiểm còn lại, có thể thực hiện thông qua tổ chức dưới các hình thức như chủ đầu tư, góp vốn thành lập. Bên cạnh đó, Luật cũng không quy định điều kiện về đăng ký, cấp giấy phép thành lập và hoạt động của DN mà chỉ đưa ra điều kiện để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hậu kiểm; không phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Một số phóng viên đặt câu hỏi rằng: Nhà nước sẽ quản lý như thế nào khi không quy định các điều kiện cấp phép?
Trả lời, ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính chia sẻ: Chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chính phủ là cần phải tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, tức là không ban hành các quy định hạn chế các cá nhân gia nhập thị trường, giúp DN hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng khi tham gia.
Điều này có nghĩa, các cá nhân, tổ chức chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện thì được tham gia thị trường, còn lại Nhà nước sẽ thưc hiện quản lý theo hình hức hậu kiểm thông qua báo cáo, công tác thanh tra kiểm tra, cơ chế giám sát (bao gồm các quy trình, quy chuẩn)…
“Các cơ chế quản lý, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật số 42/2019/QH14 trên tinh thần không quy định về cấp phép mà chỉ thực hiện hậu kiểm” – ông Huyền nói
Một điểm đáng quan tâm nữa trong Luật này đó là không phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài với trong nước đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Điều này sẽ tạo môi trường pháp lý bình đẳng, ổn định cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động, qua đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nguyên tắc đối xử quốc gia trong CPTPP.