【mc vs leicester】An ninh lương thực và thời cơ của ngành gạo: Kỳ 1
Chuyên gia,ươngthựcvàthờicơcủangànhgạoKỳmc vs leicester nhà khoa học bàn về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực Các nước cấm xuất khẩu gạo; doanh nghiệp Việt được khuyến nghị hạn chế bán, tăng mua dự trữ |
Cầu vượt cung, nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo
Gần 2 tuần qua, cả thế giới chung một mối lo đó là đảm bảo an ninh lương thực do sự xoay chuyển khó đoán từ xuất khẩu sang tích trữ của một số cường quốc xuất khẩu nông sản. Nguyên nhân là do những tác động của Elnino đến sản lượng lương thực.
Câu chuyện bắt đầu nóng lên khi Ấn Độ dừng xuất khẩu một số loại gạo thường. Sau đó đến Nga rút khỏi Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Thỏa thuận sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vốn được coi là phao cứu sinh đối với an ninh lương thực toàn cầu bị đổ vỡ đã gây ra một đòn giáng mạnh vào thị trường lương thực thế giới. Giá một số loại lương thực chủ chốt với người dân toàn cầu đã bật tăng trở lại.
Thực tế, vấn đề an ninh lương thực toàn cầu đã được các tổ chức quốc tế đưa ra cảnh báo từ nhiều năm gần đây bởi biến đổi khí hậu, khủng hoảng địa chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Theo báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực "với quy mô chưa từng có, lớn nhất trong lịch sử hiện đại".
Riêng trong năm 2023, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2022/2023 được dự báo đạt mức 509,4 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Fitch Solutions dự báo, sản lượng gạo toàn cầu đang giảm khiến lượng gạo thâm hụt lên đến 8,7 triệu tấn. Thâm hụt sẽ khiến giá gạo duy trì ở mức cao cho đến năm 2024.
Trong khi đó, xu hướng bảo hộ an ninh lương thực đang lan rộng. Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) nhận định, tỷ lệ các quốc gia và vùng lãnh thổ không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới. Vì vậy, hiện nay có gần 30 quốc gia đã thực hiện siết chặt, hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa.
Gạo đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn khi thế giới đang trong thời điểm cầu vượt cung. |
Giá gạotoàn cầutăng vọt
Các chuyên gia nhận định, động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các quốc gia khác đã ngay lập tức đã đẩy giá gạo tăng đột biến. Trong đó, giá gạo 5% của Thái Lan chốt phiên giao dịch mới nhất ngày 2/8/2023 đã được điều chỉnh lên mức 625 USD/tấn (cao hơn 132 USD/tấn so với thời điểm tháng 6/2023). Tương tự, gạo cùng loại của Việt Nam cũng tăng từ mức 498 USD/tấn lên mức 593 USD/tấn và là mức giá cao nhất được ghi nhận kể từ cơn sốt giá gạo lịch sử năm 2008 đến nay.
“Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ trên toàn cầu khiến an ninh lương thực bị đe dọa. Việc một số nước ra lệnh cấm xuất khẩu gạo đã đã đẩy giá gạo toàn cầu tăng chóng mặt bởi cầu đang lớn hơn cung và nhiều nước đẩy mạnh thu mua gạo để phục vụ nhu cầu trong nước. Dự báo gạo trên thế giới sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới”- GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định.
Chỉ ra nguyên nhân giá gạo toàn cầu liên tục “nhảy múa”, ông Đỗ Hà Nam -Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - cho biết: Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi chiếm tới 40% nên bất kỳ động thái nào từ quốc gia này chắc chắn ảnh hưởng lớn đến toàn cầu, đặc biệt là với những nước sử dụng nhiều gạo làm lương thực tiêu dùng. Chính vì vậy khi quốc gia này cấm xuất khẩu đã gây tác động lớn lên thị trường lương thực toàn cầu, dẫn đến việc giá cả biến động mạnh.
Cũng theo ông Đỗ Hà Nam, ngay các nước nhập khẩu khi nghe thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu đã trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra giá cao hơn để mua. Từ đó tác động đến thị trường gạo trong nước và đẩy giá lúa, giá gạo ở nội địa lên cao trong những ngày qua.
Theo Tổ chức Lương tực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thực trạng mất an ninh lương thực đã diễn ra trong nhiều năm nhưng đang lan rộng trên toàn cầu do cùng lúc chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng, đe dọa an ninh, sự ổn định chính trị kinh tế thế giới, đặc biệt khu vực châu Phi chịu thiệt hại nặng nề nhất do phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. 45 quốc gia (33 quốc gia châu Phi, 9 quốc gia châu Á, 2 quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe, và 1 ở châu Âu) đang cần hỗ trợ lương thực nhập khẩu để tránh tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực 2023 gần đây đã cho rằng khoảng 258 triệu người cần viện trợ lương thực khẩn cấp vào năm ngoái, tăng từ 193 triệu người vào năm trước. |
Kỳ 2: Giá gạo tăng nhưng không dễ bán