Điều hành linh hoạt giá xăng dầuTheủđộngkhẩntrươngcácgiảiphápchặnđàtănggiáxăkqbd tokyo verdyo Bộ Công thương, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước bình quân tăng 27,26% và tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2021. Do giá thế giới liên tục tăng và đứng ở mức cao, buộc liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định tăng giá xăng dầu trong nước vượt ngưỡng 31.500 đồng/lít, kể từ 1/6/2022. Do đó, các giải pháp để hạn chế tăng giá, bình ổn giá xăng dầu và các giải pháp giảm thuế, phí được các đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế đề nghị các bộ, ngành cân nhắc tính tới. Trước tình hình giá xăng dầu tăng mạnh, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhìn nhận, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã đưa ra những giải pháp điều hành linh hoạt và kịp thời, từ đó bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu trong nước, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân. Việt Nam cũng đã thực hiện giảm phí, thuế cho các mặt hàng xăng dầu và đảm bảo giá xăng dầu trong nước bám sát với giá thế giới. Đây là những điểm tích cực cần được cần ghi nhận.
Chia sẻ về công tác điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, thời gian qua, Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để thực hiện nhất quán, đúng quy định (của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 và Nghị định số 95/2021/NQ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ trong việc điều hành giá xăng dầu trong nước), phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới, nhưng vẫn mang lại thuận lợi nhất trong điều kiện có thể cho người dân, doanh nghiệp. Theo đó, các cơ quan này sẽ sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu một cách hiệu quả, linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động giá thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Từ đầu năm đến kỳ điều hành gần nhất ngày 1/6/2022 vừa qua, giá giao dịch bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới tại thị trường Singapore (giá Platt - được công bố bởi Hãng tin Platt’s và đang được lấy làm chuẩn để tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu trong nước) đã tăng 45,86% - 63,68%. Tuy nhiên, nhờ sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu linh hoạt, hợp lý trong suốt thời gian qua, giá các mặt hàng xăng dầu trong nước chỉ tăng 27,29% - 47,89%. Bên cạnh đó, liên Bộ Công thương - Tài chính cũng sẽ tính tới việc điều chỉnh các loại thuế, phí trong cơ cấu giá xăng dầu. Điển hình vừa qua, Bộ Công thương đã đề xuất và Bộ Tài chính, trong phạm vi chức năng của mình, đã báo cáo Chính phủ để ngày 23/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, cụ thể: giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn và giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Giảm thuế hạ nhiệt cơn sốt giá xăngBộ Tài chính cho rằng, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước bối cảnh của dịch bệnh và xung đột Nga - Ukraina diễn ra, tiếp sau việc giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, cần thiết phải có phương án điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế MFN) đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu, tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN, đồng thời, đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các FTA (hiệp định thương mại) mà Việt Nam ký kết. Do đó, hiện Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các bộ, ngành dự thảo nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ không pha chì (HS 2710.12.2x) từ mức 20% hiện nay xuống mức 12% (chênh 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN) nhằm góp phần giảm chi phí nhập khẩu xăng và đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu. Mức chênh lệch 4% giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng cũng là hợp lý, từ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu mới trong trường hợp nguồn cung xăng dầu từ các thị trường truyền thống bị thiếu hụt và vẫn đảm bảo được dư địa đàm phán các FTA mới trong tương lai trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
|