【bxh đuc 2】Đại biểu Quốc hội muốn Chính phủ trả món nợ trễ hẹn hoàn thiện, đổi mới thể chế
Sáng nay, 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tưcông vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý).
Các đại biểu tiếp tục ghi nhận thành tích đạt được trong năm 2022.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn Quốc hội TP. HCM trong phiên làm việc sáng 28/10 tại Hội trường |
"Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự ủng hộ và đồng hành của Nhân dân, Chính phủ đã vượt qua cơn bão kinh tế - xã hội mạnh trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, để lại nhiều bài học quý báu, năng lực lãnh đạo của Nhà nước và truyền thống đoàn kết, nhân văn của Nhân dân ta khi hoạn nạn", đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn Quốc hội TP. HCM nhấn mạnh với sự đồng thuận cao.
Nhưng, trước nguy cơ đang rất lớn của nền kinh tế, bên cạnh đồng tình với các giải pháp mà Chính phủ đưa ra, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ tập trung trả một số "món nợ" tồn đọng từ nhiều nhiệm kỳ trước.
Một là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng. Định hướng và nội hàm đã ghi rõ trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, nổi bật là phát triển bền vững dựa trên kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhân tố cạnh tranh mang tính quyết định. Định hướng và nội hàm này cần chi phối và được thể hiện trong mọi mục tiêu tăng trưởng của mọi ngành, lĩnh vực, trong thiết kế chính sách, trong phân bổ nguồn lực và cả trong tiêu chí, đánh giá thành tích, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.
"Phân bổ nguồn lực kém hiệu quả, dàn trải, gây lãng phí tài sản công, sai với các mục tiêu phát triển mà Đại hội Đảng đã thông qua", đại biểu nhắc lại.
Món nợ hai là giải quyết các dự ánđầu tư thua lỗ, các ngân hàngyếu kém và các khoản nợ xấu đang để lại những gánh nặng tài chính cực lớn cho nền kinh tế, cho ngân sách nhà nước, đè nặng lên đôi cánh tăng trưởng, càng kéo dài, thiệt hại càng gia tăng.
Món nợ ba là, xây dựng và hoàn thiện thể chế, cụ thể là hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, bảo đảm bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
"Theo tôi, sự trễ hẹn trong hoàn thiện và đổi mới thể chế tạo ra lực cản và điểm nghẽn cho đầu tư phát triển", ông Nghĩa nói.
Về những kiến nghị cụ thể, đại biểu nhắc đến ngành y tếđầu tiên, với yêu cầu có giải pháp tháo gỡ ngay, để ngành y tế khôi phục lại như trước thời kỳ Covid -19, từ các quy định về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công, các vướng mắc trong bảo hiểm y tế...
Nếu hệ thống y tế không được củng cố ngay, cả con người và cơ sở vật chất, ngành y tế không đáp ứng vai trò, nhiệm vụ với người dân, mà còn không thể chống chịu lại nếu dịch bệnh tiếp tục...
Hai là thực hiện khẩn trương giải ngân chương trình phục hồi, 9 tháng qua mới giải ngân được 20%.
Có ngay nghị quyết về cải cách tiền lương, theo nguyên tắc lương, thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất và chăm lo cho gia đình.
“Mức sống tối thiểu hiện nay không phải là ngày 3 bữa cơm, 1 năm 2 bộ quần áo như thời bao cấp”, đại biểu chia sẻ quan điểm.
Đại biểu cũng đề nghị để chia sẻ khó khăn, có thể tăng lương với đối tượng hưởng lương hưu, lao động từ ngành y tế, giáo dục, từ 1/1/2023. Tiến tới ban hành Luật về lương tối thiểu.
Nếu không có các giải pháp này, việc vượt thu ngân sách hay tăng thu GDP bình quân đầu người và những thành tích khác trong năm 2022 không có ý nghĩa với người dân.