*PV:Theầnsớmbãibỏquyđịnhmiễnthuếhàngnhậpkhẩugiátrịnhỏti so west hamo thống kê từ cơ quan chức năng, bình quân mỗi ngày có khoảng 4 - 5 triệu đơn hàng giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng được chuyển về Việt Nam qua các sàn thương mại điện tử nhưng không phải đóng thuế. Theo ông, việc miễn thuế này sẽ ảnh hưởng ra sao tới hàng hóa sản xuất trong nước?
-TS. Nguyễn Quốc Việt: Tôi cho rằng, việc đơn hàng giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng nhập khẩu về Việt Nam qua các sàn thương mại điện tử được miễn thuế vì những lý do lịch sử, có thể trong giai đoạn đầu tiên Việt Nam muốn thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử dựa trên các giao dịch xuyên biên giới.
Cùng với đó, do giai đoạn đầu, những yêu cầu về kỹ thuật cũng như quản lý trên các trang thương mại điện tử hoặc giao dịch xuyên biên giới còn khó khăn, vì vậy công tác hành thu, cũng như chi phí quản lý xác định việc thu thuế khá cao, đây cũng là lý do để chúng ta có những giải pháp tạm thời như vậy. Đồng thời, ở góc độ đơn giản hóa thủ tục hành chính thì việc quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho những hoạt động nhập khẩu những hàng hóa có giá trị thấp.
Tuy nhiên, việc không thu thuế đối với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, trước hết, đó là tình trạng bất bình đẳng. Ví như những hộ kinh doanh 1 ngày doanh thu bán hàng chưa được 1 triệu đồng, đây là những hộ kinh doanh nhỏ có sạp hàng ngoài chợ, hay mở cửa hàng… thì vẫn phải đóng thuế giá trị gia tăng theo các mức khoán hoặc dựa trên doanh thu hàng tháng phải đóng thuế đầy đủ.
Còn vào siêu thị, trung tâm thương mại hay bất cứ nơi nào áp dụng thuế giá trị gia tăng dựa trên các loại hàng hóa quy định mức 5% hoặc 10% thì rõ ràng đó là sự không công bằng giữa mặt hàng kinh doanh trong nước, dù hàng hóa có nhỏ đến đâu thì vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng bình thường. Như vậy, gây ra sự bất bình đẳng và cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng nhập khẩu giá trị nhỏ từ nước ngoài với hàng sản xuất trong nước.
TS. Nguyễn Quốc Việt |
Rõ ràng, việc chúng ta có một sân chơi ở trong nước nhưng chính quy định miễn thuế đối với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu xuyên biên giới dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh về giá, vì hàng hóa đó có lợi hơn rất nhiều. Cụ thể, đối với hàng hóa mà sản xuất từ Trung Quốc, có lợi thế về quy mô và việc dư thừa công suất giúp hàng Trung Quốc còn rẻ hơn nữa, cộng thêm miễn thuế thì hàng sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh được. Đây là hệ lụy rất quan trọng “bóp chết” sức sống và khả năng phát triển của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng mang thương hiệu made in Việt Nam. Theo tôi, đó là lý do cần thiết phải bỏ chính sách miễn thuế đối hàng nhập khẩu giá trị nhỏ.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, quy định miễn thuế đối với các loại hàng hoá giá trị nhỏ đang là một “lỗ hổng” không chỉ khiến ngân sách bị thất thu mà ngành sản xuất trong nước cũng gặp khó khăn vì môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Ông nhìn nhận thế nào về ý kiến này?
TS. Nguyễn Quốc Việt: Việc miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng ở đây còn hàm chứa việc hàng Việt sẽ ngày càng thua kém trên sân nhà. Không chỉ ở góc độ các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu phục vụ cho chính người Việt Nam với chất lượng ngày càng cao và giá cả hợp lý để phù hợp thói quen tiêu dùng của người Việt, mà chúng ta còn có thể thấy sự cạnh tranh không bình đẳng giữa bản thân sàn thương mại điện tử thuần Việt Nam, cho đến những siêu thị bán hàng Việt.
Theo tôi được biết, các sàn thương mại của Việt Nam, bao gồm cả những sàn truyền thống, các chợ, siêu thị cho đến sàn thương mại do người Việt xác lập kinh doanh ở Việt Nam đều có những chính sách và khuyến nghị việc phải sử dụng một tỷ trọng nhất định các hàng hóa sản xuất ở Việt Nam. Do đó, việc quy định hàng nhập khẩu giá trị nhỏ xuyên biên giới được miễn thuế như vậy vô hình trung vừa không bình đẳng cho sản xuất trong nước, vừa cạnh tranh không bình đẳng giữa sàn thương mại điện tử trong nước với các sàn thương mại có nguồn gốc nước ngoài. Đây là những điểm mà tôi cho rằng rất bất cập, do vậy, chúng ta cần phải sớm sửa quy định miễn thuế này.
Cần sớm bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ. Ảnh: Đức Việt. |
*PV:Để đảm bảo công bằng, bình đẳng với hàng hóa sản xuất trong nước, việc bãi bỏ chính sách miễn thuế đối với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng vận chuyển qua đường chuyển phát nhanh có phải là cấp thiết trong thời điểm hiện nay, thưa ông?
-TS. Nguyễn Quốc Việt:Theo thống kê, mỗi ngày chúng ta có 4 - 5 triệu đơn hàng giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng qua biên giới là một con số thất thu thuế lớn. Đồng thời, làm mất sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng với hàng hóa sản xuất trong nước.
Năm 2010, theo Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị hàng hóa nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế để giải tỏa vấn đề thông quan và kiểm tra hải quan. Nhưng đến thời điểm hiện tại, việc ứng dụng số hóa chỉ cần vài giây là đã hoàn thành thủ tục đầy đủ.
Vì thế, tôi đề xuất, việc cấp thiết hiện nay là các bộ, ngành liên quan cần sớm có đề xuất, trình các văn bản theo đúng quy định hình thức thủ tục rút gọn để cấp có thẩm quyền sớm ban hành quyết định bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ.
*PV:Xin cảm ơn ông!
Nhiều nước đã bỏ quy định miễn thuế đối với hàng hóa có giá trị nhỏ Các chuyên gia cho rằng, hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bỏ quy định miễn thuế đối với hàng hóa có giá trị nhỏ được nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử. Trong đó, các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ không tính thuế với hàng hoá giá trị dưới 22 Euro, Anh cũng bỏ quy định không tính thuế với hàng hoá dưới 135 bảng Anh. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore cũng bỏ không thu thuế với hàng hoá giá trị nhỏ từ 1/1/2023, Thái Lan cũng thu thuế giá trị gia tăng 7% với tất cả các loại hành hoá nhập khẩu… Do đó, Việt Nam cần sớm ban hành quyết định bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ. |