【kết quả v-league 2024】Hiệp định TPP

hiep dinh tpp loi the canh tranh nghieng ve doanh nghiep viet

Sản xuất giày tại Công ty cổ phẩn Giày An Lạc,ệpđịkết quả v-league 2024 TP.HCM. Ảnh: ST.

Vì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với hàng hóa sản xuất ở các nước trong TPP có tính chất hỗ trợ và chủ yếu bổ sung cho nhau, việc giảm thuế xuất khẩu sẽ tạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam những lợi thế không nhỏ trong kinh doanh sản phẩm trên thị trường và nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh hơn các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước không có trong hiệp định như Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác khi những nước này xuất khẩu sản phẩm có tính chất tương đồng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam (dệt may, da, giầy dép, hàng hóa nông sản…). Bên cạnh thuế xuất khẩu thấp, giá đầu vào của sản xuất (điện, nước và giá thuê mặt bằng) thấp là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm được chi phí sản xuất để cạnh tranh giá cả với các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước không có hiệp định.

Sau đây là hai ví dụ so sánh chi phí điện nước và giá thuê mặt bằng ở Việt Nam và ở các nước lân cận không có trong hiệp định. Chi phí điện nước trung bình cho căn nhà có diện tích 85m2 ở Việt Nam là 54 USD/tháng nhưng chi phí này lại tăng lên là 62 USD/tháng ở Thái Lan. Đối với giá thuê mặt bằng cho dịch vụ và thương mại, trung bình mặt bằng có diện tích 85m2 ở Việt Nam có giá thuê 622 USD/tháng, nhưng ở Trung Quốc, giá thuê mặt bằng tương đương này lại là 1.870 USD/tháng. Không những thế, giá thuê mặt bằng và chi phí điện nước thấp còn là thế mạnh không nhỏ của Việt Nam với các nước có trong hiệp định. Khi so sánh giá thuê mặt bằng ở Việt Nam với giá thuê mặt bằng ở một nước Đông Nam Á trong hiệp định như Malaysia, trung bình giá thuê mặt bằng có diện tích 85m2 ở Malaysia đắt hơn Việt Nam 228 USD/tháng (850 USD/tháng ở Malaysia với 622 USD/tháng ở Việt Nam). Đối với chi phí điện nước, chi phí trung bình cho căn nhà có diện tích 85m2 ở Nhật Bản là 185 USD/tháng, còn ở Việt Nam, chi phí này chỉ có 54 USD/tháng.

Hiệp định TPP sẽ tác động chuyển hướng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sản xuất tiêu thụ hàng hóa trong nước sang xuất khẩu hàng hoá sang các nước có trong hiệp định. Khi chưa có hiệp định, nhiều doanh nghiệp không thể xuất khẩu hàng hoá sang nước thuộc Hiệp định TPP vì mức thuế xuất khẩu (mức thuế phụ thuộc vào sản phẩm) và các khoản chi phí liên quan vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường các nước TPP quá cao. Các doanh nghiệp dự đoán việc xuất khẩu sẽ không đem lại lợi nhuận đáng kể vì giá bán sản phẩm bao gồm tiền thuế nhập khẩu cao. Giá sản phẩm cao sẽ không thu hút được nhiều người mua hàng, đây là yếu tố dẫn đến kinh doanh không hiệu quả và thậm chí là thua lỗ. Khi hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước TPP có thể thu được nhiều lợi nhuận và kinh doanh hiệu quả hơn khi mức thuế xuất khẩu được giảm xuống đáng kể hoặc thậm chí giảm xuống bằng không. Cùng với đó, khối lượng hàng hóa luân chuyển giữa các nước trong hiệp định và Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ, kéo theo các chi phí liên quan như vận chuyển hàng hóa sẽ giảm. Do khối lượng hàng hóa vận chuyển gia tăng, giá bình quân vận chuyển hàng hóa sẽ giảm. Vì mức thu nhập cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các nước có trong hiệp định cao hơn ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có khả năng tiêu thụ được sản phẩm với giá cạnh tranh hợp lý khi được áp dụng mức thuế thấp. Mức thu nhập trung bình GDP của một người dân Mỹ là 53.657 USD/năm (năm 2014), so với Việt Nam, thu nhập GDP trung bình của một người dân chỉ có 2.000 USD/năm (năm 2015). Nếu tính theo sức mua tương đương, đa số các nước trong TPP có giá cao hơn ở Việt Nam từ 1,8 đến 2,5 lần. Thế nên, việc xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam sang các nước có hiệp định TPP mang nhiều lợi thế hơn việc bán hàng trong nước. Việc kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận đến đâu còn phụ thuộc rất lớn đến cách thức bán hàng, cách thức quảng cáo, và nhiều yếu tố khác. Song việc giảm thuế là một thế mạnh không nhỏ giúp cho các doanh nghiệp trong nước chuyển hướng sang kinh doanh xuất khẩu hàng sang các nước có hiệp định.

Cùng với các cơ hội giảm thuế, thách thức trong thực thi hiệp định TPP đối với các doanh nghiệp Việt Nam là không hề nhỏ. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải trả một mức lương tối thiểu, đóng bảo hiểm và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động. Những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng thêm chi phí sản phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải điều chỉnh tiền lương ở mức hợp lý đảm bảo đời sống cơ bản cho người lao động. Ngoài ra, những khoản chi khác như chi phí bảo hiểm (bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí...), bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường… là cần thiết không chỉ trước mắt để đảm bảo quyền lợi của người lao động mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài và tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia.

Đối với người lao động, họ có cơ hội được hưởng mức thu nhập cao hơn và nhiều ưu đãi hơn nhờ luật lao động của hiệp định. Vì Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, những người ở tuổi lao động có cơ hội có việc làm cao khi nhiều doanh nghiệp sản xuất mở ra và sản xuất ở mức độ lớn nhờ việc giảm thuế từ hiệp định. Thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ càng lớn. Đây là yếu tố tạo động lực cho sự phát triển của nhiều ngành sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho các cơ sở kinh doanh, tạo việc làm cho các cơ sở kinh doanh, đem lại ngân sách cho Chính phủ, và phát triển kinh tế nước nhà.

Đối với Nhà nước, Chính phủ sẽ thu được nhiều tiền thuế vào ngân sách hơn khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn và người lao động có mức thu nhập cao hơn. Chính phủ sử dụng ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng đất nước và phát triển giáo dục, y tế... Ngân sách càng lớn thì cơ hội để Nhà nước hỗ trợ người dân nhất là dân ở các vùng khó khăn cải thiện cuộc sống càng cao.

Để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế từ Hiệp định TPP, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải phát huy thế mạnh trong thời điểm “cơ cấu dân số vàng” và phát triển nền dịch vụ. Các doanh nghiệp phải sử dụng tối đa nguồn nhân lực để tạo mật độ sản xuất hiệu quả nhất. Ngoài ra, dịch vụ kỹ thuật số, dịch vụ viễn thông và dịch vụ công nghệ thông tin đóng phần vô cùng quan trọng trong việc sản xuất hàng hoá, quảng cáo sản phẩm, và kết nối doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với doanh nghiệp nhập khẩu ở các nước trong hiệp định. Vì vậy, các doanh nghiệp nên có định hướng mạnh dạn đầu tư các sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất.

Hiệp định TPP có khả năng gia tăng các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào nền kinh tế Việt Nam bởi những lợi thế của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường TPP được hưởng ưu đãi về thuế quan. Các luồng vốn đầu tư này là cơ hội lớn cho sản xuất và tạo việc làm cho nền kinh tế nhưng cũng tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi các doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn về nguồn vốn, lãi suất cho vay đầu tư trung và dài hạn ở mức cao (gấp 1,5-2 lần so với mức tính dụng cùng kỳ hạn của các nước đối tác trong TPP và khu vực). Giải quyết thách thức này đòi hỏi cần có giải pháp hiệu quả để khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, phát triển và để khuyến khích tích lũy trong nội bộ nền kinh tế để gia tăng đầu tư của xã hội cho đầu tư phát triển.

Hiệp định TPP không chỉ tạo cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nâng cao lợi nhuận và cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước không có trong hiệp định. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp người lao động Việt Nam nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp nhiều hơn và thu nhập của người lao động cao hơn là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế và tăng NSNN.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
下一篇:85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025