Việc lấy mẫu kiểm dịch có thể tiến hành ngay tại kho của doanh nghiệp Trao đổi về thủ tục hải quan đối với hạt điều nhập khẩu,ókhăncủamộtsốDNnhậpkhẩuđiềuChỉlàtạmthờcoi đá banh trực tiếp ngoại hạng anh ông Đỗ Tất Thắng, Giám đốc Công ty Nông sản Đa Kao cho biết, trụ sở chính của công ty đặt tại TP.HCM, nhưng nhà máy lại đặt tại Đồng Nai. Trước đây, mọi thủ tục xuất nhập khẩu, từ mở tờ khai đến kiểm dịch thực vật, công ty đều thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công thuộc Cục Hải quan TP.HCM một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, theo Quyết định 15/2017/QĐ-TTg, từ ngày 1/7/2017, doanh nghiệp phải làm thủ tục tại chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đặt nhà máy cơ sở sản xuất, do đó công ty phải làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan Thống Nhất (Cục Hải quan Đồng Nai).
Ông Thắng cho hay, quy định mới này gây phát sinh nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, nhà máy đặt tại Đồng Nai của công ty chỉ là nơi sản xuất, nên không có người làm các thủ tục xuất nhập khẩu, dẫn tới việc mở tờ khai, làm thủ tục hải quan gặp nhiều khó khăn và phát sinh thêm chi phí do phải bố trí thêm nhân sự. Theo đó, hiện công ty Đa Kao đang còn khoảng 200 container hạt điều, tương ứng khoảng 3.000 tấn đã về đến cảng Cát Lái từ đầu tháng 7/2017 nhưng chưa thể làm thủ tục thông quan.
Trong văn bản gửi Tổng cục Hải quan mới đây, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cũng cho rằng việc thực hiện Quyết định 15 khiến doanh nghiệp phát sinh thêm thời gian và chi phí cho việc làm thủ tục xuất nhập khẩu. Văn bản của Vinacas cho rằng, việc kiểm dịch thực vật vẫn bắt buộc thực hiện tại TP.HCM, nhưng Cơ quan Kiểm dịch thực vật Vùng II không thể lấy mẫu kiểm dịch ngay khi hàng về tới cảng tại TP.HCM mà phải đợi hàng hóa đã được kiểm tra xong bởi chi cục hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất thì mới tiến hành lấy mẫu kiểm dịch. “Một lô hàng khi về tới cảng tại TP.HCM sẽ phải vận chuyển đi các tỉnh, thành phố có liên quan để thông quan sau đó về lại TP.HCM để kiểm dịch rồi mới quay ngược lại các tỉnh, thành phố để nhập kho và đưa vào sản xuất” – Văn bản của Vinacas phân tích.
Tuy nhiên, theo Cục Hải quan Đồng Nai, Thông tư 38/2015/TT- BTC quy định, cơ quan kiểm dịch có thể chấp thuận cho doanh nghiệp đưa hàng về các địa điểm kiểm dịch trong nội địa để kiểm dịch, nên rất thuận lợi cho doanh nghiệp. Trên thực tế, trước đây có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng nông sản nói chung cũng như hạt điều nói riêng như Donafood, Minh Huy, Thuận Phát Đạt… đã làm thủ tục hải quan tại các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… và không hề gặp phải khó khăn, vướng mắc gì. Cụ thể, trao đổi với phóng viên báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Bạn, Giám đốc Công ty Minh Huy, cho biết mọi thủ tục hải quan của công ty trước nay đều được thực hiện tại Chi cục hải quan Thống Nhất (Cục Hải quan Đồng Nai). Việc lấy mẫu kiểm dịch cũng được thực hiện ngay tại kho của doanh nghiệp nên các thủ tục đều rất thuận lợi và nhanh chóng. Hoàn toàn không có việc doanh nghiệp phải chuyển hàng lòng vòng để làm thủ tục hải quan và lấy mẫu kiểm dịch.
Từ thực tế nêu trên cho thấy, Quyết định 15 chỉ tác động tới những doanh nghiệp trước đây làm thủ tục tại Hải quan TP.HCM nhưng nay phải chuyển về các địa phương khác như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… làm thủ tục do có nhà máy đặt tại đây. Đồng thời, những khó khăn này cũng chỉ phát sinh trong thời gian ban đầu do các doanh nghiệp chưa bố trí, sắp xếp được nhân sự.
Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng việc thực hiện các quy định, chính sách mới cần triển khai theo lộ trình để doanh nghiệp có sự chuẩn bị, tránh sự thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng tới tiến độ thông quan hàng hóa cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. |