【lịch chung kết cúp c1】Giải pháp nào ứng phó già hóa dân số?
Nghiên cứu ở 4.000 người tại 12 tỉnh của Việt Nam cho thấy, 70% người cao tuổi có ít nhất 2 bệnh. Ảnh: DN |
Nỗ lực đạt mục tiêu 80% dân số được lập hồ sơ sức khỏe điện tử | |
Hướng dẫn xác định trị giá, xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp Nhật Bản | |
Người dân dần có niềm tin vào y tế cơ sở | |
Tăng tuổi nghỉ hưu trước khi quá chậm |
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng
Khái quát bức tranh dân số Việt Nam thời gian qua, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết, từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Tuy nhiên, Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa dân số với tỷ trọng và số lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Điều này đã đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với già hóa dân số, trong đó có bao gồm việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, với tốc độ già hóa như hiện nay, đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 trở lên của nước ta sẽ khoảng 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số. Cũng từ năm 2038, số người trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm. Các chuyên gia nhấn mạnh, xu hướng già hóa là tất yếu, chính vì vậy cần có những can thiệp chính sách kịp thời để duy trì cơ cấu dân số hợp lý.
Các chuyên gia thừa nhận, quá trình già hóa dân số, nhu cầu được chăm sóc của người cao tuổi ngày càng tăng, là một thách thức rất lớn với hệ thống an sinh xã hội, hệ thống y tế và cộng đồng khi hiện nay chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ứng phó.
Thống kê của ngành Y tế cho thấy, phần lớn người cao tuổi có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định hoặc không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con, cháu… Số người cao tuổi có lương hưu, bảo hiểm, trợ cấp xã hội thấp cả về độ bao phủ và mức hưởng.
Hiện nay, khoảng 70% số người cao tuổi nước ta sống ở nông thôn, làm nông nghiệp; hơn 70% số người cao tuổi không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% số người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.
TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, cán bộ chương trình, Quỹ Dân số Liêp hợp quốc (UNFPA) cho biết, nghiên cứu ở 4.000 người tại 12 tỉnh của Việt Nam cho thấy, 70% người cao tuổi có ít nhất 2 bệnh. Trung bình mỗi người cao tuổi có 2,7 bệnh; 14% người cao tuổi gặp khó khăn trong các hoạt động sống hàng ngày và cần hỗ trợ.
"Số người cao tuổi gặp ít nhất 1 loại khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày tăng từ 28% ở người 60- 69 tuổi lên hơn 50% ở người 80 tuổi. Đặc biệt, gần 50% người cao tuổi không có thẻ BHYT", TS. Quỳnh nêu.
Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nếu năm 2011 chỉ khoảng 1,5 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ trong các hoạt động sống hàng ngày thì tới năm 2019 số lượng đã lên tới 4 triệu người. Dự báo đến năm 2049, có khoảng 10 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ trong các hoạt động sống hàng ngày.
Đa dạng mô hình chăm sóc người cao tuổi
Để thích ứng với già hóa dân số, theo các chuyên gia dân số, Việt Nam cần phát triển và tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc xã hội, cũng như có cơ chế phối hợp công- tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc xã hội. Ðặc biệt, cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ chăm sóc xã hội.
TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Việt Nam cần có chiến lược sức khỏe và thúc đẩy già hóa khỏe mạnh trong suốt vòng đời, nhấn mạnh vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc phòng ngừa. Đồng thời phối hợp chăm sóc y tế và chăm sóc phi y tế (chăm sóc xã hội).
Bên cạnh đó, theo TS. Quỳnh, Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách, kế hoạch về dịch vụ và phân bổ ngân sách theo các cấp và các ngành để đảm bảo người cao tuổi tiếp cận được dịch vụ phù hợp.
Để công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đạt hiệu quả cao nhất, thích ứng với già hóa dân số, theo TS. Vũ Công Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, nước ta cần tích cực xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi để hỗ trợ đáp ứng những nhu cầu của người cao tuổi nhằm đạt mục tiêu sống khỏe mạnh, tham gia các hoạt động, an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, theo TS. Nguyên, Việt Nam cần đa dạng hóa mô hình chăm sóc người cao tuổi hiệu quả, chuyên nghiệp và phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng người cao tuổi gắn với chăm sóc tại gia đình, cộng đồng. Trong đó, cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt. Đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu mà đặc biệt là chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tập trung vào các bệnh mãn tính.
Còn ông Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam cần phải chuẩn bị tiềm lực kinh tế, phát triển an sinh xã hội để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người cao tuổi. Đồng thời, phải có chiến lược dài hạn làm chậm thời gian chuyển đổi từ già hóa dân số sang dân số già.
Ngoài ra, theo ông Phương, hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được tiến hành toàn diện. Để làm được điều này, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục nhấn mạnh, không chỉ ngành Dân số mà cần có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị các bộ, ngành đoàn thể, địa phương nhằm thích ứng với một xã hội già hóa dân số, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
(责任编辑:La liga)
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Thúc đẩy hiệu quả quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam
- ·Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?
- ·Thủ tướng Việt Nam, Lào gặp gỡ bên lề Hội nghị ACMECS và CLMV
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Thêm một người trúng 67 tỷ đồng, Đồng Nai lần thứ 9 có tỷ phú Vietlott
- ·Thủ tướng Anh nhập viện vì nCoV
- ·Các quốc gia phản ứng trái chiều về giãn cách xã hội
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ: Ông Trump đang lội ngược dòng
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Việt Nam, CH Czech đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận hợp tác
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản
- ·Đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Thủ tướng Việt Nam, Lào gặp gỡ bên lề Hội nghị ACMECS và CLMV
- ·Sửa đổi Quy chế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
- ·Báo quốc tế Bệnh nhân 91
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 5/2018