Những hướng dẫn này nhằm làm rõ hơn các quy định tại Thông tư số 139/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu,ỡvướngvềthủtụchảiquanđốivớixăngdầtỷ số costa rica nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2013.
Không cấm tàu biển nước ngoài mua xăng dầu nội địa
Trả lời các đơn vị địa phương, Tổng cục Hải quan cho biết, mặt hàng dầu bôi trơn không dùng làm nhiên liệu không phải là mặt hàng xăng dầu và không bị điều chinh bởi Nghị định 84/2009/NĐ-CP và Thông tư số 139/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chỉ tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh mới được mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập. Trường hợp tàu biển nước ngoài gặp sự cố (gặp nạn) phải neo đậu để sửa chữa thì không được mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập. Quy định hiện hành không cấm tàu biển nước ngoài mua xăng dầu từ nội địa.
Căn cứ quy định hiện hành, việc đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng là điều kiện để thông quan. Lô hàng xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập chỉ được thông quan trên cơ sở kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng và hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định cùa Luật Quản lý thuế.
Theo đó đối với xăng dầu nhập khẩu, cơ quan hải quan ghi nhận trên hệ thống việc doanh nghiệp nộp kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng và chỉ thông quan khi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các thủ tục khai bổ sung kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng và nộp thuế theo quy định.
Trường hợp xăng dầu tạm nhập không đủ yêu cầu chất lượng nhập khẩu (chứa chung với xăng dầu nhập khẩu) thì buộc phải tái xuất và xử phạt theo quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
Bổ sung thủ tục với xăng dầu chuyển tiêu thụ nội địa
Đối với xăng dầu chuyển tiêu thụ nội địa, Tổng cục Hải quan bổ sung hướng dẫn thủ tục hải quan như sau:
Hồ sơ thương nhân gửi Cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, gồm: Công văn đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa nêu rõ: số tờ khai tạm nhập, nơi đăng ký tạm nhập, khối lượng đã tái xuất, số tờ khai tái xuất, khối lượng chuyển tiêu thụ nội địa, tình trạng niêm phong hải quan (nêu có). Trình bày rõ lý do đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa;
Tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp; Tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp; Phiếu theo dõi trừ lùi của tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập xem xét kiểm tra hồ sơ do thương nhân xuất trình, nếu phù hợp các điều kiện về lượng hàng thể hiện tại tờ khai tạm nhập, thời hạn tạm nhập, tờ khai tái xuất, phiếu theo dõi trừ lùi thì có văn bản xác nhận đồng ý cho thương nhân làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa.
Sau khi Cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập phê duyệt, thương nhân thực hiện thủ tục hải quan đối với xăng dầu chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định.
Khối lượng tính thuế căn cứ trên Bản khai chung
Khối lượng xăng dầu trên Biên bản giao nhận giữa phương tiện vận tải và tàu biển là cơ sở để xác nhận trên tờ khai tái xuất. Trường hợp không thống nhất về khối lượng xăng dầu giữa phương tiện vận tải và tầu biển thì thực hiện giám định, chi phi giám định do thương nhân và đại lý chủ tàu thống nhất.
Trường hợp có chênh lệch giữa đồng hồ đo của kho chứa và đồng hồ đo của phương tiện vận tải, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập căn cứ vào Biên bản giao nhận, hóa đơn và chứng từ thanh toán, ý kiến giải trình của doanh nghiệp để xác định khối lượng xăng dầu thực tái xuất và thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập.
Khối lượng nhiên liệu để xác định tính thuế căn cứ trên Bản khai chung khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh.
Thuế GTGT đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất được tính từ ngày hoàn thành thủ tục tạm nhập theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC và phải tính phạt chậm nộp từ lúc hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày thực nộp thuế.
Xăng dầu tái xuất được thực hiện tại: Cửa khẩu tạm nhập; Hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tái xuất.
Đối với lượng xăng dầu cung ứng (tái xuất) cho tàu biển, tàu bay chạy tuyến quốc tế xuất cảnh, việc tính thuế được thực hiện như sau:
Trường hợp cung ứng xăng dầu cho tàu biển, tàu bay chạy tuyến quốc tế (trong hành trình chạy tuyến quốc tế có chặng nội địa), thương nhân khai rõ định mức xăng dầu sử dụng cho chặng nội địa, định mức xăng dầu sử dụng cho chặng quốc tế xuất cảnh thì lượng xăng dầu sử dụng chặng nội địa thực hiện theo quy định đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa, lượng xăng dầu sử dụng chặng quốc tế xuất cảnh thực hiện theo quy định đối với xăng dầu tái xuất.
Trường hợp hành trình chạy tuyến quốc tế xuất cảnh phát sinh chặng nội địa thì lượng xăng dầu sử dụng chặng nội địa thực hiện tính thuế tại thời điểm mở tờ khai tái xuất./.
N.P