游客发表

【bong da tv.net】Vốn vay không ưu đãi chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực có tỷ suất hoàn vốn cao

发帖时间:2025-01-10 21:44:41

Xây dựng cầu đường là lĩnh vực có tỷ suất hoàn vốn cao. Ảnh: ĐT

>>Mất đi 'bầu sữa',ốnvaykhôngưuđãichỉnênđầutưvàolĩnhvựccótỷsuấthoànvốbong da tv.net kinh tế Việt Nam sẽ trưởng thành hơn

* Khi hoàn toàn trở thành quốc gia có thu nhập trung bình trong một tương lai rất gần, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một thay đổi lớn, đó là nguồn tài chính viện trợ ưu đãi từ các nước và các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam bị thu hẹp. Ông có thể giải thích nguyên nhân của tình trạng này được không?

- Các tổ chức như World Bank, ADB có 2 loại tài trợ cho các nước đang phát triển. Loại thứ nhất là viện trợ ưu đãi dành cho các nước thu nhập thấp và loại thứ hai là nguồn vốn kém ưu đãi hơn, dành cho các quốc gia có thu nhập trung bình, ví dụ như Indonesia, Philippin, Trung Quốc…

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch từ một nước có thu nhập thấp sang thu nhập trung bình và tất nhiên là cơ hội nhận viện trợ ưu đãi của Việt Nam sẽ bị giảm. Điều này là rất bình thường bởi khi đó Việt Nam đã trở nên giàu hơn trước, không cần thiết phải phụ thuộc vào nguồn viện trợ ưu đãi.

Tuy nhiên, có một vấn đề rất quan trọng là cần phải quản lý quá trình này một cách thực sự nghiêm túc, bởi nó đem lại những thách thức. Việt Nam hiện vẫn cần rất nhiều tiền để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giáo dục… ODA không thể đủ để đáp ứng những nhu cầu đó, mà còn phải dựa vào nguồn lực tài chính khu vực tư nhân. Đó cũng là lý do vì sao ADB và các tổ chức quốc tế hiện đang phải tăng cường làm việc với chính phủ Việt Nam để xây dựng khung hợp tác kinh tế khu vực nhà nước - tư nhân một cách có hiệu quả.

* Trong trường hợp cụ thể của ADB hỗ trợ Việt Nam, ông có thể mô tả những thay đổi có thể xuất hiện trong thời gian tới?

Vốn vay không ưu đãi chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực có tỷ suất hoàn vốn cao
Trên thực tế chính phủ Việt Nam có thể vay nhiều vốn hơn từ ADB sau khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Bởi nguồn vốn vay không ưu đãi mà chúng tôi có thể dành cho các nước này lớn hơn loại ưu đãi rất nhiều.   Ông Dominic Mellor

- Trên thực tế chính phủ Việt Nam có thể vay nhiều vốn hơn từ ADB sau khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Bởi nguồn vốn vay không ưu đãi mà chúng tôi có thể dành cho các nước này lớn hơn loại ưu đãi rất nhiều.

Do đó có thể khẳng định tổng nguồn vốn vay có thể cung cấp cho Việt Nam sẽ lớn hơn trước, nhằm phục vụ mục tiêu cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, vì mục đích tăng trưởng chung và thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI…

* Theo ông, với nguồn vốn kém ưu đãi hơn, Việt Nam nên và cần tập trung vào những lĩnh vực gì để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất?

- Điều đó phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Việt Nam. Thông thường ở những nước khác, khi vay vốn không ưu đãi để đầu tư phát triển họ thường tập trung vào những lĩnh vực có tỷ suất hoàn vốn cao như xây dựng cầu đường, làm công tác marketting phát triển thị trường…

Kinh nghiệm của các nước khác cũng chỉ ra rằng việc xây dựng năng lực tự thân là rất quan trọng. Ví dụ như khu vực kinh tế nhà nước của Việt Nam cần phải cải tổ lại và tăng cường năng lực cũng như chất lượng hoạt động.

Do đó tôi cho rằng, điều rất cần thiết là chính phủ Việt Nam cần xem xét việc sử dụng nguồn vốn vay nói trên để cải thiện năng lực của một số lĩnh vực kể trên, bởi chúng đem lại tỷ suất hoàn vốn cao và đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế.

* Trước thực trạng hiện nay, ông có thể chia sẻ giải pháp về chiến lược quản lý vay nợ của Việt Nam?

- Đầu tiên là Việt Nam cần xem xét lại chiến lược vay nợ của mình. Sau khi các nguồn vốn đó chuyển hóa thành vốn vay không ưu đãi, Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường năng lực trả nợ của mình, xác định rõ dự án nào cần và dự án nào không cần sử dụng nguồn vốn vay đó. Đó là một số giải pháp đối với chiến lược quản lý vay nợ quốc gia tôi có thể đề xuất cho Việt Nam.

* Xin cảm ơn ông!

Tố Uyên

    热门排行

    友情链接