(HG) - Sáng ngày 16-3,ậnnghềtruyềnthốngtrồngtrầreal vs villarreal UBND huyện Vị Thủy tổ chức Lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc công nhận nghề truyền thống trồng trầu tại ấp 5, xã Vị Thủy. Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, UBND huyện Vị Thủy và xã Vị Thủy trao quyết định của UBND tỉnh về việc công nhận nghề truyền thống trồng trầu cho người dân địa phương. Nghề trồng trầu của người dân tại ấp 5, xã Vị Thủy, đã xuất hiện cách nay hơn 50 năm. Ngoài tạo nguồn thu nhập cho người trồng thì cây trầu còn mang lại những giá trị về mặt văn hóa của dân tộc, nhất là trong các dịp đám cưới, tết, đám giỗ… Hiện tại, diện tích trồng trầu tại xã Vị Thủy có 32,5ha, với khoảng 200 hộ gắn bó với nghề. Sản phẩm lá trầu đang được tiêu thụ tại thị trường một số địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, An Giang…, đồng thời xuất khẩu sang một số nước là Đài Loan, Campuchia… Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất và tạo mối liên kết để có sản phẩm nhiều, tạo đầu ra thuận lợi, ngành chức năng xã Vị Thủy đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Trầu Vàng tại ấp 5. Như vậy, sau khi khảo sát thực tế và đánh giá các tiêu chí theo quy định, UBND tỉnh quyết định công nhận nghề trồng trầu của người dân tại ấp 5, xã Vị Thủy, đạt chuẩn nghề truyền thống và được UBND huyện Vị Thủy tổ chức lễ công bố trao quyết định cho bà con. Phát biểu tại buổi công bố, ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, gửi lời chúc mừng đến bà con trồng trầu của xã Vị Thủy nhân sự kiện quan trọng này, đồng thời đề nghị bà con tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất gắn với tạo ra sản phẩm sạch bằng việc sử dụng phân bón, thuốc hữu cơ trong quá trình canh tác. Bên cạnh đó, ngoài sản phẩm từ lá trầu, ngành chức năng huyện Vị Thủy xem xét liên kết với những doanh nghiệp có nhã ý hợp tác với bà con trong việc làm sản phẩm dược liệu từ tinh dầu trầu, qua đây góp phần đa dạng sản phẩm, tạo nhiều cơ hội về đầu ra, tránh tình trạng bị ép giá. Mặt khác, đề nghị HTX Trầu Vàng không ngừng củng cố, nâng chất lượng hoạt động. Đặc biệt, khi được công nhận là nghề truyền thống thì dịch vụ du lịch sẽ song hành trong thời gian tới. Do đó, ngành chức năng huyện Vị Thủy phải tính toán đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng về cầu và đường giao thông dẫn vào làng nghề cho phù hợp; đồng thời bà con ngoài việc chăm sóc tốt vườn trầu thì cũng tính đến những dịch vụ gắn liền với du lịch sinh thái như trồng thêm cây ăn trái, nuôi thủy sản, gia cầm… để tạo thêm nguồn thu nhập. HỮU PHƯỚC |