Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình |
Cử tri lo lắng nhiều vấn đề khác
Ngoài vấn đề trên,ửtriđặcbiệtlolắngkhigiáxăngdầugiảmnhưnggiáhànghoákhônggiảnhững nhà cái uy tín nhất việt nam ông Bình phản ánh việc người dân đi làm các thủ tục liên quan đến các giao dịch dân sự, hành chính nhưng một số cơ quan, tổ chức còn yêu cầu người dân cung cấp sổ hộ khẩu gốc hoặc bản sao hộ khẩu có công chứng.
Cử tri cũng lo lắng về hoạt động vay tiền qua mạng xã hội và qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh gây nên tình trạng mất ổn định an ninh, trật tự xã hội; một số thông tin cá nhân của người dân bị lộ lọt ra ngoài, nhiều đối tượng lợi dụng giả danh lừa đảo qua điện thoại, gây tâm lý hoang mang cho người dân và bất ổn xã hội.
Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tài khoản ngân hàng của người dân qua zalo, facebook, điện thoại vẫn còn xảy ra; tình trạng sản xuất thực phẩm bẩn, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, đặc biệt là việc sản xuất thuốc chữa bệnh giả; về việc thanh toán cho các hộ gia đình, doanh nghiệp thực hiện dự án điện áp mái có quy mô nhỏ do có vướng mắc về quy định cấp phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường...;
Một số địa phương đã xây dựng hoàn thành các dự án điện mặt trời, tuy nhiên vẫn chưa đi vào hoạt động gây lãng phí nguồn lực; cần có đánh giá tác động đối với việc thực hiện đầu tư phát triển mạnh các dự án điện năng lượng mặt trời như hiện nay đối với biến đổi thời tiết, khí hậu; về xử lý rác thải đối với tấm pin năng lượng mặt trời đã hết hạn sử dụng…, ông Bình cho biết.
Ngoài ra, theo Trưởng ban Dân nguyện, cử tri và nhân dân còn lo lắng về việc quy hoạch xây dựng các chung cư cao tầng trong khu vực nội thành còn bất cập; hàng ngàn căn hộ, nền đất tái định cư bị “bỏ hoang” nhiều năm gây lãng phí; chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cũng như vàng SJC với thương hiệu vàng khác mang lại tâm lý bất ổn cho người dân…
Phát biểu sau đó, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giảm thuế bảo vệ môi trường thì giá xăng đã giảm nhưng các mặt hàng khác thì không giảm tương ứng. Nhân dân băn khoăn, lo lắng vì giá cả các mặt hàng lương thực, nhu yếu phẩm, vật tư nông nghiệp, vât liệu xây dựng... cao, nhiều công trình lớn thi công chậm chờ điều chỉnh giá, Phó chủ tịch Quốc hội phát biểu.
Một vấn đề cần quan tâm, theo, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng là, trong bối cảnh có nguy cơ dịch chồng dịch hiện nay, nhân viên y tế trong khu vực công lập xin nghỉ tương đối nhiều.
Ông Tùng nêu, báo cáo gần đây nhất của Công đoàn y tế tính từ 2021 và 6 tháng năm 2022 có hơn 9000 nhân viên y tế xin nghỉ việc, do nhiều nguyên nhân nhưng nổi lên vấn đề lớn là chế dộ cho nhân viên y tế chưa thoả đáng vì y tế công lập chủ yếu dựa váo ngân sách nhà nước.
Công đoàn y tế đề xuất sửa đổi chế độ, nâng mức hưởng phụ cấp ưu đãi lên cao hơn, tính đúng tính đủ hơn giá dịch vụ y tế, xem xét điều chỉnh mức định biên y tế cơ sở. Vì quy định này đã áp dụng từ 2007, mức định biên rất thấp mà thông tư thay thế thì đến tận bây giờ vẫn chưa thống nhất được với Bộ Nội vụ, ông Tùng nói.
Khiếu kiện đông người vẫn phức tạp
Báo cáo của Ban Dân nguyện cho biết, tình trạng công dân tập trung đông người tại Hà Nội để khiếu kiện tiếp tục diễn biến phức tạp. Qua rà soát, hiện còn khoảng 80 công dân khiếu kiện của 19 địa phương đang lưu trú trên địa bàn Hà Nội có nhiều hoạt động phức tạp về an ninh trật tự. Tại khu vực Ba Đình thường xuyên có từ 20 đến 30 người khiếu kiện tuần hành trên các tuyến phố trung tâm và tập trung tại khu vực xung quanh Nhà Quốc hội, nơi ở của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Đây là các vụ việc đã được các cơ quan ở Trung ương và địa phương giải quyết hết thẩm quyền, nhiều vụ việc đã được các cơ quan Trung ương tiếp, thực hiện rà soát, đã kết luận, thậm chí đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các địa phương giải quyết dứt điểm nhưng tình trạng tái khiếu, tái tố còn tiếp diễn. Cơ quan chức năng đã tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục các công dân trở về địa phương nhưng số công dân này không hợp tác và chỉ về địa phương khi được đáp ứng đòi hỏi được Lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp ra Hà Nội đối thoại, trả lời bằng văn bản, ông Bình báo cáo.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong tháng 7/2022, tình hình khiếu kiện đông người vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nhất là ở một số địa phương thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất, tháo dỡ hàng trăm công trình xây dựng trái phép. Theo tổng hợp từ công an các địa phương có nổi lên 08 vụ việc khiếu kiện đông người có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự, báo cáo của Ban Dân nguyện phản ánh.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nêu tình trạng mới đây dân tập trung khiếu kiện đông người ở đường Phan Đình Phùng và đề nghị cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết.
Với tình trạng khiếu kiện đông người, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, Nghị quyết 18-NQ/TW đã yêu cầu tăng cường vai trò của cơ quan tư pháp với các khiếu kiện về đất đai. Vì thế với các vụ việc đã được các cơ quan ở Trung ương và địa phương giải quyết hết thẩm quyền thì nên thông báo cho đương sự hướng giải quyết qua các cơ quan tư pháp.
Khi khởi kiện hành chính thì dân dù có thắng kiện cũng khó thi hành án, cơ quan nhà nước ít tham dự phiên toà và không cung cấp đầy đủ số liệu, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu lý do người dân không mặn mà với việc khởi kiện.