【soi kèo real madrid vs man city】Gian nan định hình phát triển công nghiệp văn hóa
Thời gian qua,địnhhnhphttriểncngnghiệpvăsoi kèo real madrid vs man city Hậu Giang đã có nhiều nỗ lực để từng bước định hình, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, kỳ vọng tạo nguồn thu từ lĩnh vực này, nhưng đây là việc làm không dễ.
Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 là sản phẩm văn hóa đặc sắc do Hậu Giang xây dựng, tạo được tiếng vang.
Từng bước triển khai thực hiện...
Khai thác thế mạnh, phát huy tiềm năng và lợi thế văn hóa, giúp Hậu Giang định hình tạo nên sản phẩm mang đậm nét riêng của Hậu Giang. Sản phẩm từ sự kiện Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023, Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 là minh chứng. Tỉnh nhà cũng đang tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc riêng của miền đất vốn còn nhiều tiềm năng này.
Ở lĩnh vực nghệ thuật, đã triển khai một số đề án bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc, kết hợp với nghệ thuật đương đại, tạo ra nhiều tác phẩm đặc trưng, thể hiện tính sáng tạo, độc đáo. Tỉnh đã xây dựng, triển khai thực hiện thành công 2 đề án về phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử và truyền dạy, bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào dân tộc Khmer tại Hậu Giang. Hai loại hình hoạt động này đang tiếp tục phát huy sức mạnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, được nhiều người dân biết, yêu thích và cùng nhau giữ gìn, truyền lửa thông qua các buổi sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật ở địa phương, hội thi, hội diễn do ngành văn hóa tổ chức. Các địa phương có khá nhiều nghệ sĩ tài năng ở lĩnh vực này, thành công ở các cuộc thi cấp khu vực, toàn quốc.
Ngành văn hóa khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật trực thuộc từng bước cải tiến, đổi mới chương trình, chuyển đổi hoạt động biểu diễn theo yêu cầu thực tế của xã hội để từng bước tham gia vào thị trường bằng những sản phẩm nghệ thuật chất lượng.
Khởi động cho việc này là tăng cường quảng bá chương trình nghệ thuật các hội thi, hội diễn trên các trang mạng xã hội, tạo sự tương tác, giao lưu một cách hiệu quả, lan tỏa; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhưng không dễ !
Công nghiệp văn hóa vẫn còn khá xa lạ với những người làm văn hóa ở Hậu Giang, một tỉnh vốn còn khá nhiều khó khăn để phát triển văn hóa, nghệ thuật, nhiệm vụ chính được tập trung hiện nay là tuyên truyền, phục vụ người dân để nâng dần tầm hưởng thụ nghệ thuật.
Thời gian qua, tỉnh tổ chức nhiều sự kiện văn hóa thành công cũng dần hình thành nên những dấu ấn riêng, đang dần biến những điểm riêng đó để thành một sản phẩm. Nhưng đây là một hành trình dài, không hề dễ.
Ngoài các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lĩnh vực nhiếp ảnh, mỹ thuật được chú trọng bằng những triển lãm trực tiếp cũng như quảng bá tranh, ảnh, sản phẩm nghệ thuật qua các trang fanpage của Hội Văn học Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa tỉnh...
Ông Dương Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật, chia sẻ: “Có thể tận dụng mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nghệ thuật đặc trưng nhưng nói về hiệu quả vẫn phải... chờ. Khi tôi còn phụ trách mảng nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã định hướng cho mọi người làm điều này. Hiện tại, với vai trò quản lý văn - nghệ sĩ, tôi tiếp tục tạo mọi điều kiện để mọi người phát huy, khai thác mọi thế mạnh để có thể tiếp thị sản phẩm của mình”.
Dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng để có thể thực hiện thành công phát triển công nghiệp văn hóa vẫn còn là bài toán khó. Theo đánh giá của ngành văn hóa, nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh về vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu xây dựng các sản phẩm nghệ thuật đủ tầm vẫn còn khá xa, bên cạnh việc đầu tư cho các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương cũng như thị trường tiêu dùng, sản phẩm dịch vụ văn hóa vẫn rất ít.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh: “Cần có sự đầu tư dài hơi. Bên cạnh định hướng hoạt động cho ngành công nghiệp văn hóa từ khai thác tiềm năng, điều kiện thuận lợi, là việc tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, Nhân dân, có cơ chế chính sách để từng bước cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Quan trọng là kế hoạch phát triển, thu hút nguồn nhân lực lĩnh vực chất lượng cao lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, để có thể làm ra những sản phẩm văn hóa đặc sắc, riêng có để... “xuất khẩu”.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ