Theêngiabậtmíbíkíptăngtốclênđạihọcsốsoi kèo torino vs fiorentinao CMC Telecom, hội thảo “EduTech: Xây dựng Đại học số trên nền tảng AWS" do CMC Telecom phối hợp cùng AWS và AISoft tổ chức ngày 18/5/2022 sẽ chia sẻ bức tranh toàn cảnh về xu hướng công nghệ giáo dục mới, cách thức ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại nhất nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất cho công tác quản lý, tuyển sinh, đào tạo mọi lúc mọi nơi, phục vụ đa dạng nhu cầu đào tạo của các trường đại học trên môi trường số. Link đăng ký tham gia: https://event.cmctelecom.vn/edutech Hội thảo có sự tham gia của ông Cao Văn Tiến - chuyên gia tư vấn và kiến trúc của CMC Telecom với hơn 5 năm kinh nghiệm về vận hành và triển khai hệ thống on-premise và cloud AWS. Ông Tiến đã từng tư vấn, xây dựng quy trình chuyển đổi thành công cho nhiều dự án của các trường đại học, ngân hàng và tập đoàn lớn như Đại học Thăng Long, PVcomBank, KLBank, ABBank, Vinfast, VNpost… Đại diện của AWS có ông Phạm Minh Dũng - Giám đốc Phát triển Kinh doanh của nhóm Khu vực Công của AWS tại Việt Nam, đơn vị tập trung hỗ trợ nhiều giải pháp chuyển đổi số cho tổ chức chính phủ, giáo dục, phi lợi nhuận và chăm sóc sức khỏe. Hội thảo còn có sự góp mặt của ông Lại Trung Hiếu - kiến trúc sư giải pháp của Nhóm Khu vực Công tại AWS Việt Nam. Ông Hiếu đã có hơn 13 năm kinh nghiệm với tư cách là Kiến trúc sư giải pháp, Kiến trúc sư phần mềm hỗ trợ các tập đoàn trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau thành công trong công cuộc hiện đại hoá hạ tầng IT với nền tảng điện toán đám mây: One Mount Group, Central Group Thailand, MUFG Bank Chia sẻ tại hội thảo còn có ông Nguyễn Việt Dũng - CEO & Co-founder và ông Ngô Quốc Dũng - Kiến trúc sư giải pháp của công ty A.I-Soft, một đơn vị công nghệ spin-off từ Trung tâm đổi mới sáng tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục đại học. A.I-Soft đã và đang ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số tiên tiến như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data)... trong tối ưu toàn bộ quy trình nghiệp vụ từ tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản trị nhân sự, nghiên cứu khoa học đến quản lý văn bằng chứng chỉ. Tham gia webinar, các nhà quản lý giáo dục cũng như các chuyên gia công nghệ sẽ có được góc nhìn mới về bức tranh toàn cảnh công nghệ giáo dục Việt Nam, từ việc thay đổi tư duy, cách nhìn, cách ứng dụng công nghệ để giải quyết thách thức mới. Qua đó đưa ra những đánh giá, định hướng phát triển công nghệ giáo dục trong thời gian tới. Năm 2022, hệ sinh thái công nghệ giáo dục Việt Nam đang có những sự thay đổi mạnh mẽ, trong đó định hướng tập trung đồng bộ vào các nền tảng công nghệ, tăng cường năng lực số của người dạy và người học, từ đó chuẩn hoá và phát triển đa dạng học liệu số, giải quyết các thách thức từ thực tiễn ngành giáo dục. Trong "cuộc chơi số" này, trường nào sớm lên đại học số, trường đó sẽ chiếm thế ưu thế trong công tác tuyển sinh và đào tạo.
Thúy Ngà |