【kết quả boyaca chico】Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nền kinh tế xanh
时间:2025-01-10 01:42:46 出处:Thể thao阅读(143)
Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thay đổi môi trường,ệmquốctếvềpháttriểnnềnkinhtếkết quả boyaca chico hệ sinh thái trái đất và là nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngân hàng Thế giới (World Bank) ước tính biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050.
Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu đã ngày càng gia tăng áp lực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Do đó, phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đánh giá đúng mức về tác động của biến đổi khí hậu, giảm thiểu suy thoái môi trường và nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng, cấp bách, để có được các giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế xanh trong thời gian tới.
Tổng quan lý thuyết
Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc. Hai mươi năm sau, Hội nghị Rio+20 đã đặt ra khái niệm “nền kinh tế xanh”. Khái niệm phổ biến này được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (2012) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP, 2011a) coi là con đường dẫn đến sự bền vững.
Bên cạnh đó, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế xanh có thể kể đến như:
Theo Loiseau và cộng sự (2016), nền kinh tế xanh được tiếp cận về sản xuất sạch, phân cấp chất thải, kinh tế sinh học, sinh thái công nghiệp, kinh tế tuần hoàn, các giải pháp dựa trên tự nhiên và phi vật chất hóa thông qua dịch vụ và công cụ đánh giá vòng đời và phân tích lợi ích chi phí. Về cơ bản cách tiếp cận kinh tế xanh được xác định thông qua mức độ thay thế và đánh đổi khác nhau giữa lợi ích kinh tế và môi trường được cho phép, điều này có thể làm thay đổi phương thức sống. Nhóm tác giả đã giải thích chi tiết các giả định cơ bản về khả năng thay thế của các đầu vào sản xuất và hàm ý liên quan đến tính bền vững. Phương pháp này được thực hiện nhiều ở các quốc gia châu Âu trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh.
Theo Adarina và cộng sự (2019), nhu cầu hiện đại hóa cơ cấu các thành phần của nền kinh tế nhằm mục tiêu đảm bảo cho sự phát triển bền vững được xem là nhiệm vụ quan trọng tiên quyết, đầu tiên của khái niệm “kinh tế xanh”, là mô hình nền kinh tế hướng tới nâng cao phúc lợi con người và đảm bảo an sinh xã hội, công bằng, giảm thiểu đáng kể các rủi ro và suy thoái của môi trường. Nền kinh tế xanh được hình thành với sự tham gia tích cực của nhiều bên như nhà nước, chính quyền và người dân.
Theo nhóm tác giả, các quy tắc cơ bản phải được tuân thủ khi đánh giá một nền kinh tế xanh thể hiện các phương pháp tiếp cận các chỉ số cụ thể, kể cả các chỉ số tích hợp. Cần phải tính đến các khía cạnh khác nhau của phát triển bền vững: lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội. Việc tính toán các chỉ số tích phân có liên quan đến những khó khăn khác nhau về bản chất phương pháp, phương pháp, thông tin, từ đó sẽ hiểu các quy trình thực sự của quá trình xanh hóa nền kinh tế và đưa ra các chính sách và chiến lược cần thiết.
Theo Weng và cộng sự (2018), nội hàm của phát triển kinh tế xanh được hiểu là: (i) Phát triển kinh tế phải được tính đến tài nguyên và môi trường; (ii) Nội dung chính của nền kinh tế xanh là thực hiện tính “xanh” và “sinh thái” của các hoạt động kinh tế; (iii) Phát triển nền kinh tế xanh đòi hỏi người dân vừa đáp ứng mức sống vừa không ảnh hưởng chất lượng môi trường sinh thái. Một quốc gia muốn theo đuổi sự phát triển bền vững, điều quan trọng là người dân ở quốc gia đó phải lên tiếng, bày tỏ mong muốn và lợi ích của mình.
Đồng thời, trong quá trình này cần có sự phối hợp của quốc tế, các nước phát triển sẽ có các phương thức hỗ trợ, mục tiêu cuối cùng là xem xét là làm thế nào để giữ cho nền kinh tế phát triển tốt hơn, nhanh hơn mà không làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường. Môi trường ở đây không chỉ bao gồm môi trường vật chất như công trình kiến trúc, môi trường tự nhiên mà con người còn phải hướng tới sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường.
Theo Lee và cộng sự (2022), nền kinh tế xanh bị tác động của khía cạnh văn hóa, trong đó chủ nghĩa cá nhân, tâm lý tránh bất trắc và định hướng dài hạn có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế xanh. Ngược lại, khoảng cách và sự buông thả có tác động tiêu cực, mạnh mẽ đến tất cả các thước đo của nền kinh tế xanh. Thông qua việc nghiên cứu 122 quốc gia và lãnh thổ, gồm 2440 quan sát trong giai đoạn 1995 - 2014, nhóm tác giả cũng cho rằng mức độ phát triển kinh tế và tài chính ảnh hưởng đến văn hóa quốc gia và nền kinh tế xanh.
Từ những quan điểm khác nhau về nền kinh tế xanh, đồng thời xem xét dưới góc độ dưới góc độ kinh tế và môi trường, theo tác giả bài viết: nền kinh tế xanh có thể được hiểu dưới góc độ văn hóa, gắn với hoạt động kinh tế, cơ cấu nền kinh tế và phải đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ số.
Vai trò của nền kinh tế xanh đối với việc làm và năng lượng sạch được thể hiện trong nghiên cứu của Ge và cộng sự (2016), nền kinh tế xanh có tác động tích cực đến việc làm ở các nước phát triển và đang phát triển, kết quả đánh giá có thể thay đổi tùy theo loại chỉ tiêu được áp dụng.
Nền kinh tế xanh có thể gây ra những tác động tiêu cực ở một số quốc gia nhưng lại có thể định hình thị trường lao động theo một cách khác nếu xem xét ảnh hưởng của chính sách. Theo nhóm nghiên cứu có một số vấn đề với các nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực này, chẳng hạn như thiếu nghiên cứu về các quốc gia và loại năng lượng khác nhau, hỗ trợ lý thuyết không đầy đủ, phân tích hạn chế về mối quan hệ đó....
Kinh nghiệm của Mỹ và Nhật Bản về phát triển kinh tế xanh
Mỹ và Nhật Bản đã đưa chính sách biến đổi khí hậu thành một trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia và thực hiện các biện pháp như biện pháp hỗ trợ tài chính ở quy mô chưa từng có. Các chính sách phát triển công nghệ đổi mới, đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Mỹ sử dụng Bộ chỉ số về phát triển kinh tế xanh để đánh giá và kiểm soát nền kinh tế xanh, các chỉ số như:
(i) Điểm hành động và chính sách kinh tế xanh: Các tiêu chí đánh giá cho điểm hành động và chính sách kinh tế xanh như: Tiểu bang có tiêu chuẩn năng lượng tái tạo hoặc năng lượng sạch hay không; liệu Tiểu bang có mục tiêu phát thải khí nhà kính hay không; Đảng của bang thành lập thống đốc và cơ quan lập pháp của bang và liệu tiểu bang có thông qua luật khí hậu quan trọng trong 4 năm qua hay không...
(ii) Thu hồi, sử dụng và lưu trữ các bon.
(iii) Phương tiện chạy điện, tiêu chí đánh giá tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả.
(iv) Tiết kiệm năng lượng, các công nghệ tiết kiệm năng lượng như đèn LED, hệ thống sưởi và làm mát tái tạo.
(v) Lưu trữ năng lượng, các công nghệ lưu trữ năng lượng. Các tiêu chí đánh giá về tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực lưu trữ năng lượng.
(vi) Hiện đại hóa lưới điện, để cải thiện lưới điện xem xét một cách tổng thể ở một loạt các chỉ số có trọng số.
(vii) Chỉ số Hydro, xem xét các cơ hội về hydro xanh và các dự án có tiềm năng chuyển đổi sang hydro xanh.
(viii) Chuyển đổi chất thải thành năng lượng: Các tiêu chí đánh giá chuyển đổi chất thải thành năng lượng kết hợp hiệu suất của tiểu bang trong các lĩnh vực khí sinh học, giao thông vận tải và sinh khối.
Ở Nhật Bản, vào đầu thập kỷ này, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố giảm 46% lượng khí thải nhà kính vào năm tài khóa 2030 và được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, cần phải có sự nỗ lực của cả khu vực công và khu vực tư. Điều quan trọng là những nỗ lực này dẫn đến tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản và tạo ra một chu kỳ về tăng trưởng xanh.
Với những hạn chế lớn về địa lý, không giàu tài nguyên năng lượng, Nhật Bản hướng tới mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Các chiến lược của Nhật Bản gồm: Thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến chủ động của cộng đồng doanh nghiệp; Huy động các nguồn lực chính sách hướng tới một chu kỳ lành mạnh của nền kinh tế và môi trường; Chính sách khí hậu và năng lượng, chiến lược tăng trưởng được giải quyết một cách tích hợp như một chiến lược và chính sách quốc gia; Các nguồn lực cần được huy động theo chiến lược tăng trưởng xanh; Thúc đẩy các sáng kiến trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông và tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cung cấp các biện pháp hỗ trợ chính sách, bao gồm tăng cường các khoản trợ cấp và lợi ích về thuế khác nhau để hỗ trợ các sáng kiến chủ động của doanh nghiệp; Đảm bảo nguồn cung cấp hydro ổn định, chi phí thấp và thúc đẩy ứng dụng rộng rãi; Nguồn tài chính cho lĩnh vực biến đổi khí hậu; Thúc đẩy ngoại giao trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh cho Việt Nam trong thời gian tới
Từ thực tiễn phát triển kinh tế xanh của Mỹ và Nhật Bản có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời gian tới:
Một là, việc xây dựng môi trường pháp lý hiện hành của phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện.
Pháp luật bảo vệ môi trường xác định bảo vệ môi trường là một thành phần cấu thành trong hệ thống kinh tế, xã hội và được kế hoạch đồng bộ hóa các ngành kinh tế khác. Hệ thống pháp luật môi trường tương đối đồng bộ từ luật, nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường.
Việt Nam cũng ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ môi trường như: Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Pháp lệnh về Thu thuế tài nguyên (1989), Pháp lệnh Bảo vệ đê điều (1989), Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (1989), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991), Pháp lệnh Thú y (1993), Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (1993), Luật Đất đai (năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, 2001), Luật Dầu khí (1993), Luật Khoáng sản (1996), Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ (1996), Luật Tài nguyên nước (1998)...
Những văn bản pháp luật này quy định về ảnh hưởng, tác động của môi trường trong hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ khai thác và chế biến thủy sản, hoạt động viễn thông, dầu khí, sử dụng và khai thác tài chính. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các quy định về phát triển kinh tế với các quy định về bảo vệ môi trường. Các quy định vẫn mang nặng hình thức mà chưa quan tâm tới nội dung thực tiễn thực thi.
Bên cạnh đó, những chế tài xử lý vi phạm còn chưa được chú trọng. Hiện nay, vẫn chỉ có 2 hình thức xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là phạt tiền và cảnh cáo. Vì vậy, việc xây dựng môi trường pháp lý hiện hành của phát triển kinh tế xanh cần phải xây dựng pháp luật về môi trường ở Việt Nam cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ban hành, sửa đổi các văn bản mới để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho đến nay chưa điều chỉnh. Cần chú trọng các yếu tố môi trường trong các ngành luật, chú trọng đến các yếu tố tài nguyên môi trường thiên nhiên, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật bảo vệ môi trường và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Hai là, tăng cường ứng dụng công nghệ xanh quốc gia. Công nghệ xanh là việc sử dụng công nghệ hướng đến bảo vệ môi trường, khắc phục những ảnh hưởng mà con người tác động xấu đến môi trường. Công nghệ xanh bao gồm công nghệ năng lượng xanh, công nghệ giao thông xanh, công nghệ xây dựng xanh và công nghệ sản xuất xanh, khoa học và công nghệ nông nghiệp xanh, dịch vụ khoa học và công nghệ xanh. Công nghệ xanh nhằm mục đích đạt được việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, phục hồi sinh thái. Công nghệ xanh đang ngày càng được ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày: Phương tiện giao thông điện (xe máy điện, ô tô điện, xe bus điện…); Điện năng lượng mặt trời (Đây là một loại năng lượng sạch và có thể nói là vô hạn giúp cho các gia đình có thể tiết kiệm được một khoản chi phí vô cùng lớn cho hóa đơn sử dụng điện mỗi tháng)...
Để phát triển công nghệ xanh tốt hơn cần tính đến các khía cạnh như thiết lập và cải thiện các tiêu chuẩn xanh và hệ thống ghi nhãn, hệ thống xác minh công nghệ xanh, hoàn thiện hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chính sách thuế ưu đãi, cơ chế tài trợ và đầu tư đổi mới công nghệ xanh, thiết lập hệ thống mua sắm xanh, quỹ đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ xanh...
Ba là, xây dựng bộ chỉ số về phát triển kinh tế xanh như một công cụ giám sát các hoạt động của nền kinh tế: Cơ quan quản lý cần tính toán các chỉ số tích hợp đặc trưng cho sự thay đổi của một khu vực hay toàn quốc gia từ mô hình kinh tế xanh sử dụng một số chỉ số phát triển kinh tế, môi trường và xã hội. Thành phần của các chỉ số mà khu vực có thể được đánh giá và phân tích phải phản ánh mức độ thân thiện với môi trường của nền kinh tế và lợi ích xã hội thu được từ việc giới thiệu mô hình kinh tế xanh. Số lượng các chỉ số không nên quá nhiều để có thể xác định các yếu tố và trở ngại chính trong quá trình phát triển, trong đó có việc sử dụng các sản phẩm bẩn, chất lượng cuộc sống của người dân thấp và tiềm lực kinh tế yếu.
Một số chỉ số có thể xem xét như: Điểm hành động và chính sách kinh tế xanh, thu hồi, sử dụng và lưu trữ các bon, phương tiện chạy điện, tiết kiệm năng lượng, lưu trữ năng lượng, hiện đại hóa lưới điện, chỉ số Hydro, chuyển đổi chất thải thành năng lượng, tỷ lệ chất thải tái chế, Tỷ lệ tái tạo rừng trong 5 năm, tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp trung bình, đầu tư cho giáo sự và y tế bình quân, tuổi thọ trung bình...
Bên cạnh các nguồn tín dụng ngân hàng, phát hành cổ phiếu huy động vốn và vốn chủ sở hữu tự có, hiện nay doanh nghiệp thép có thể huy động vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư qua trái phiếu doanh nghiệp và thuê tài chính. Thuê tài chính cũng là một hình thức huy động vốn phù hợp đối với các doanh nghiệp thép do đây là ngành có nhu cầu lớn về đầu tư tài sản cố định.
Bốn là, Chính phủ cần nỗ lực kiến tạo và duy trì môi trường kinh tế xã hội ổn định. Trong nền kinh tế thị trường, sự ổn định nền kinh tế vĩ mô tạo điều kiên thuận lợi để duy trì trật tự xã hội, thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tiêu dùng. Để đối phó với những biến động bất thường của nền kinh tế, Chính phủ nên ban hành các chính sách vĩ mô (chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế ngành…) phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế.
Tóm lại, nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép để hoàn thiện các nhân tố, phát huy tác động của các yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang là yêu cầu bức thiết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất gợi ý về giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế bền vững của Việt Nam trong thời gian tới. Những đề xuất này bao gồm: Xây dựng môi trường pháp lý hiện hành của phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện; Tăng cường ứng dụng công nghệ xanh quốc gia; Xây dựng bộ chỉ số về phát triển kinh tế xanh như một công cụ giám sát các hoạt động của nền kinh tế.
Theo Tạp chí Tài chính
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Trần Điện (2012), "Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. số 7(215), tháng 4/2012;
- Nguyễn Tuấn Phong (2021), "Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025", Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam. số 04/2021;
- R Adarina, Yu Gazukina và K Yankovskaya (2019), Indicators of the “green economy” as a tool for monitoring the regional economy, IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, IOP Publishing, tr. 012107;
- Edward B Barbier (2012), "The green economy post Rio+ 20", Science. 338(6109), tr. 887-888;
- Gro Harlem Brundtland (1987), "Our common future-Call for action", Environmental conservation. 14(4), tr. 291-294;
- Yeyanran Ge và Qiang Zhi (2016), "Literature review: The green economy, clean energy policy and employment", Energy Procedia. 88, tr. 257-264;
- Chien-Chiang Lee, Chih-Wei Wang và Shan-Ju Ho (2022), "The dimension of green economy: Culture viewpoint", Economic Analysis and Policy. 74, tr. 122-138;
- Eleonore Loiseau và các cộng sự. (2016), "Green economy and related concepts: An overview", Journal of cleaner production. 139, tr. 361-371;
- Qingqing Weng, He Xu và Yijun Ji (2018), Growing a green economy in China, IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, IOP Publishing, tr. 052082.
上一篇: Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
下一篇: Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
猜你喜欢
- Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- Hơn 10.000 tour khuyến mãi bán trước dịp lễ 30/4
- Ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vay ưu đãi
- Hải quan Tân Thanh làm thủ tục cho 50.000 tấn vải quả tươi xuất khẩu
- Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- Hải quan Hà Nội thu nộp ngân sách gần 33 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan
- Việt Nam tham dự Hội nghị SGATAR thường niên lần thứ 52
- Hải quan tích cực hoàn thiện cơ chế thí điểm “cảng mở” tại cụm cảng Cái Mép
- Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an