Người bán phân bón sẽ phải có giấy chứng nhận chuyên môn Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo quốc gia “Phát triển chiến lược phân bón hữu cơ và phổ biến Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón” do Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 13/10.
Theếtchặtquảnlýphânbókết quả phạt góc trận liverpoolo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam mỗi năm ước khoảng 11 triệu tấn các loại. Tính trên đơn vị diện tích thì lượng phân bón sử dụng trung bình mỗi năm là 1.000 kg/ha đất sản xuất nông nghiệp, 750 kg/ha diện tích gieo trồng.
Lượng phân bón sử dụng lớn, song hiệu quả sử dụng phân bón hiện nay chỉ đạt 40-45% với phân đạm, 25-30% với phân lân và 55-60% với phân kali. Như vậy, trung bình hiệu quả sử dụng phân bón chỉ đạt 45-50%.
Về năng lực sản xuất, hiện cả nước có 706 cơ sở sản xuất phân bón đủ điều kiện hoạt động, gồm 545 cơ sở sản xuất phân bón vô cơ với tổng công suất hơn 26 triệu tấn/năm do Bộ Công Thương cấp phép và 161 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác với tổng công suất hơn 2,5 triệu tấn/năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước thời điểm Nghị định 108 ra đời, việc quản lý mặt hàng phân bón được quy định tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, Nghị định 202 đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại kẽ hở, chưa bắt kịp yêu cầu thực tiễn. Theo đó, công tác quản lý phân bón được giao cho hai cơ quan là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều này đã gây ra sự chồng chéo trong quản lý nhà nước, một đơn vị chịu sự quản lý của 2 cơ quan dẫn tới tốn kém và phiền hà cho DN.
Nghị định 202 cũng quy định quản lý chất lượng phân bón theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tuy nhiên, đến nay các quy chuẩn kỹ thuật về phân bón vẫn chưa được ban hành. Điều này dẫn tới không thể kiểm soát được chất lượng, nhiều sản phẩm phân bón phát triển ồ ạt, việc đăng ký và công bố chất lượng chưa phù hợp với mục đích sử dụng của phân bón, các loại phân bón giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường không kiểm soát được, gây tồn thất trong nền kinh tế, bức xúc trong xã hội.
Bên cạnh đó, việc cho phép tự khảo nghiệm, tự đánh giá kết quả khảo nghiệm đã tạo kẽ hở cho việc làm giả, làm sai lệch hồ sơ khảo nghiệm, gây ảnh hưởng đến chất lượng phân bón, không đảm bảo đánh giá đúng thực chất về hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế cũng như tác động, ảnh hưởng của phân bón đến an toàn thực phẩm sản phẩm trồng trọt và môi trường sinh thái…
Từ những hạn chế, vướng mắc trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108 thay thế Nghị định số 202. Theo đó, Nghị định 108 đã thống nhất một đầu mối quản lý phân bón là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, thay đổi phương thức quản lý theo hướng quản lý chặt chẽ để giảm tối đa việc sản xuất, tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng… đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các DN làm ăn bài bản, đúng quy định của pháp luật.
Nghị định 108 cũng quản lý chặt chẽ các tổ chức buôn bán, kinh doanh phân bón. Đặc biệt, người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học. |