La liga

【xem tỷ số pháp】Ngày 5/1, Quốc hội dự kiến xem xét, phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự mới

字号+ 作者:Empire777 来源:La liga 2025-01-11 06:28:56 我要评论(0)

Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm một số chức danh Có thể xem xét, phê duyệt Quy hoạch tổng thể xem tỷ số pháp

Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm một số chức danh Có thể xem xét,àyQuốchộidựkiếnxemxétphêchuẩnmiễnnhiệmbổnhiệmnhânsựmớxem tỷ số pháp phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia tại kỳ họp bất thường của Quốc hội

Đây là thông tin được Trưởng ban Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết tại cuộc họp báo chiều 3/1 của Văn phòng Quốc hội về dự kiến Chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Ngày 5/1, Quốc hội dự kiến xem xét, phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự mới

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì cuộc họp báo chiều 3/1

Theo bà Nguyễn Thị Thanh, trong dự kiến chương trình kỳ họp có nội dung về công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội, bao gồm có việc xem xét phê chuẩn miễn nhiệm, đề nghị bổ nhiệm nhân sự mới theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời dự kiến có nội dung cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, những nội dung này phải căn cứ vào ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền thì mới chính thức báo cáo Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu cho hay. Nếu được quyết định, dự kiến nội dung nhân sự sẽ được xem xét, quyết định trong ngày 5/1, ngày khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khóa XV.

Chưa thông tin cụ thể về các chức danh sẽ được xem xét miễn nhiệm, bổ nhiệm mới, song Trưởng ban Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh, công tác nhân sự là công việc thường xuyên và rất hệ trọng, được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói công tác cán bộ là công tác “then chốt của then chốt”. Do vậy, việc lựa chọn nhân sự để bố trí vào các vị trí hay kịp thời thay thế các vị trí là việc bình thường. Việc phát hiện nhân tài, bổ nhiệm cán bộ, thay thế kịp thời nhân sự không còn đảm bảo cũng là việc làm thường xuyên của Đảng. Trưởng Ban Công tác đại biểu nhắc lại quan điểm của Đảng về công tác cán bộ là “có lên, có xuống, có vào, có ra”; phát hiện bố trí cán bộ có đức, có tài; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung nhưng sẵn sàng xem xét, kỷ luật, thay thế cán bộ không đảm bảo.

Ngày 5/1, Quốc hội dự kiến xem xét, phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự mới
Trưởng ban Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc họp báo

Trước đó, ngày 30/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII. Trung ương Đảng cũng cho ý kiến về 2 nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khoá XV phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định.

Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách

Bên cạnh công tác nhân sự, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đồng thời, xem xét, thông qua 3 Nghị quyết, gồm: Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược; Nghị quyết về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương.

Theo ông Nguyễn Trường Giang - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc bổ sung dự toán NSNN nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương nhằm xử lý những vướng mắc trong thực tiễn, phù hợp với quy định của Luật NSNN.

Theo đó, kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương được điều chỉnh lại như sau: Tăng dự toán vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ năm 2022 của 7 địa phương thêm 226 tỷ đồng; tăng dự toán chi trả nợ gốc của tỉnh Bắc Kạn thêm 33,7 tỷ đồng để tỉnh có căn cứ thực hiện trả nợ trước hạn. UBND tỉnh Bắc Kạn bố trí nguồn trả nợ trước hạn phù hợp với quy định; chấp thuận cho 7 địa phương giảm dự toán vốn vay lại năm 2022, với tổng mức giảm là 1.547,8 tỷ đồng để đảm bảo kế hoạch vay lại vốn vay nước ngoài và mức bội chi năm 2022 không vượt mức Quốc hội đã phê duyệt. Đồng thời, giao UBND 7 tỉnh, thành phố được điều chỉnh tăng dự toán vốn vay lại năm 2022 nêu trên cam kết giải ngân hết toàn bộ số vốn được điều chỉnh tăng dự toán để tránh lãng phí.

Về bổ sung dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2021 nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài, bổ sung dự toán NSNN năm 2021 nguồn viện trợ không hoàn lại (chi thường xuyên) số tiền 14.713,5 tỷ đồng, trong đó phần bổ sung dự toán cho các khoản viện trợ cho phòng chống dịch Covid-19 là 11.360,4 tỷ đồng; phần bổ sung dự toán cho các khoản viện trợ khác là 3.353,1 tỷ đồng.

Về điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, giảm dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ Tài chính số tiền 2.268,3 tỷ đồng (trong đó, của Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng) và tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2021 của Bộ Tài chính (trong đó, Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng). Đồng thời cho phép chuyển nguồn số kinh phí này sang năm 2023 để thực hiện đầu tư 95 dự án của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, thời gian giải ngân đến hết ngày 31/12/2024.

Kỳ họp bất thường xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, cần thiết

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị vào chiều ngày 4/1/2023 và khai mạc trọng thể vào ngày 5/1/2023. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 4 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 9/1/2023). Việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV có ý nghĩa quan trọng nhằm xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, cần thiết, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao

    Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao

    2025-01-11 05:59

  • Cảnh giác tội phạm cướp giật tài sản tại tiệm vàng

    Cảnh giác tội phạm cướp giật tài sản tại tiệm vàng

    2025-01-11 05:29

  • Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tiến trình đổi mới của Quốc hội

    Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tiến trình đổi mới của Quốc hội

    2025-01-11 05:18

  • Cảnh sát giao thông gây tai nạn rồi bỏ mặc nạn nhân: Hoàn toàn bịa đặt

    Cảnh sát giao thông gây tai nạn rồi bỏ mặc nạn nhân: Hoàn toàn bịa đặt

    2025-01-11 04:14

网友点评