【kobd】Giữ nghề truyền thống
(CMO) Dù đã bước qua tuổi thất tuần nhưng bà Trần Mỹ Tiên ở Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau vẫn chưa có ý định bỏ nghề dệt chiếu. Gắn đời mình với nghề dệt chiếu từ khi hơn 10 tuổi, bà Tiên là một trong những người lớn tuổi nhất vùng còn bám nghề truyền thống với quan niệm “còn sức là còn ngồi dệt chiếu”.
Người dệt cũng thưa thớt dần vì không ai nối nghề, bà Tiên và nhiều hộ khác ở làng nghề dệt chiếu luôn nỗ lực bám trụ. Ðối với bà, dệt chiếu không còn là thói quen mà trở thành nghề nuôi sống cả gia đình bà qua nhiều thế hệ.
Làng chiếu Tân Thành dần mai một vì thợ dệt ngày một lớn tuổi và ít người nối nghiệp. |
Bà Tiên trải lòng: “Từng công đoạn làm ra chiếc chiếu rất kỳ công, người dệt phải thật tỉ mỉ mới có thể làm ra sản phẩm đẹp, bền. Giá trị ở chỗ người dệt nâng niu từng sợi lác đã được nhuộm đúng màu. Nói thế thôi chứ giờ chỉ còn những người già như chúng tôi làm, lớp trẻ khó mà gắn với nghề này lắm”.
Bà Tiên và con gái mình vẫn miệt mài dệt chiếu quanh năm. Nếu làm chăm chỉ, một ngày được 1 đôi chiếu, còn bận công việc khác thì 2 hay 3 ngày sẽ hoàn thành. Nhà bà Tiên thường dệt chiếu có kích thước từ 1,2-1,6 m, giá dao động 400.000-600.000 đồng/đôi, tuỳ vào loại chiếu hàng hay chiếu đặt. Giá có cao nhưng chất lượng, mỗi đôi chiếu lác dệt thủ công có thể sử dụng trên 3 năm.
“Năm nay, trúng mùa lác nên nhà tôi dệt cả năm gần 40 đôi, chưa kể những ngày gần Tết dệt thêm vài đôi nữa. Nói thì nói trúng vậy chứ số lượng này chỉ bằng một phần ba số lượng trước đây. Hồi đó, chỉ riêng mùa cận Tết là nhà tôi dệt cả trăm đôi chiếu. Thương cái nghề gắn bó với tôi mấy chục năm, tôi còn sức thì còn dệt. Nhờ có đứa con gái, chứ mình tôi cũng khó mà níu kéo nghề này”, bà Tiên phân trần.
Thời gian làm từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, lúc đó lác đủ già và cao đúng như thước tấc đôi chiếu. Từng công đoạn chẻ lác, nhuộm màu, phơi lác, se dây bố, dệt… đều cần những người thợ lành nghề.
Chị Hà Lê Huỳnh, 46 tuổi, con gái bà Tiên, tâm sự: “Hồi đó, tôi không làm nghề này nên mẹ thường dệt chiếu vần công cho bà con hàng xóm. Sau này thấy mẹ cực quá nên tôi làm chiếu với mẹ. Nhà khó khăn, thiếu thốn nên mẹ con tôi tiếp tục bám nghề dệt chiếu. Sản phẩm làm ra ngày một ít vì khách mua thưa dần, nhưng 2 mẹ con cứ thủ thỉ cùng nhau, hễ có khách đặt là nghề mình còn. Thế là nghề dệt chiếu cứ gắn bó suốt mấy chục năm, không biết thế hệ sau này còn ai làm nghề này nữa”.
Bà Phạm Thị Cương, 62 tuổi, ở Ấp 5, xã Tân Thành cũng là người thợ giỏi nổi tiếng nhất nhì làng chiếu Tân Thành. Không chỉ nổi tiếng về số lượng dệt mà chiếu nhà bà Cương còn nổi tiếng về chất lượng.
Nếu ai tinh ý dạo một vòng làng chiếu, hễ nhà nào làm nghề dệt chiếu sẽ thấy thêm một căn nhỏ kế bên căn nhà lớn. Ngầm ý của gia chủ là ngôi nhà này chỉ để dành cho dệt chiếu. Bà Cương lý giải, khung dệt chiếm nhiều diện tích, sợ ảnh hưởng sinh hoạt, diện tích ngôi nhà chính, nên phải cất riêng căn kế bên để dệt. Không gian dệt riêng biệt, yên tĩnh nên người thợ thoả sức chăm chút, sáng tạo.
“Dệt chiếu muốn bền, đẹp phải tập trung lắm. Mỗi sợi lác phải được chẻ ngay ngắn, chiều dài đảm bảo, rồi màu sắc cũng phải lên cho đúng thì đôi chiếu làm ra mới chất lượng. Nếu muốn làm chiếu lẫy bông, lẫy chữ thì tuỳ vào độ khéo léo, ăn ý của người chùi và người dệt. Thấy nói đơn giản chứ thợ không thạo nghề cũng khó lòng thực hiện. Giờ tuổi cao, sức khoẻ tôi giảm nên dệt cầm chừng. Năm nay, đám lác lên xanh tốt nên bỏ sợ uổng, vậy là thuê nhân công làm phụ vài công đoạn để tiếp tục dệt chiếu”, bà Cương bày tỏ.
Nguyên liệu lác nhà trồng, lấy công làm lời, sau khi trừ chi phí mỗi đôi chiếu bà Cương bỏ túi gần 300.000 đồng. Không tính toán lời hay lỗ, miễn sao dệt chiếu thấy vui và có đồng vô đồng ra phụ chi phí sinh hoạt hàng ngày. Bà Cương và những bạn đồng nghiệp khác trong làng chiếu vẫn động viên nhau bám trụ để tìm niềm vui trong cuộc sống lúc nông nhàn.
Tuổi nghề ngày một tăng nhưng sản lượng ngày một giảm, vậy mà những người dệt vẫn muốn bám trụ nghề. Một năm sắp trôi qua mang bao lo toan nhọc nhằn nhưng cũng đầy ắp niềm hy vọng về mọi điều tốt đẹp trong năm mới. Mong rằng những người thợ dệt chiếu sức khoẻ dồi dào, dẻo dai trên chặng đường làm nghề, để mỗi dịp giáp Tết, làng chiếu Tân Thành vẫn rộn ràng.
Nghề làm chiếu ở xã Tân Thành tập trung ở các ấp: 4, 5, 6. Vài năm trước có hơn 62 hộ làm nhưng giờ chỉ còn chưa tới 40 hộ. “Thời gian trước, có tổ hợp tác dệt chiếu nhưng sau này hoạt động không hiệu quả nên các cô tự dệt tại nhà là chính. Mặc dù Hội Phụ nữ phối hợp cùng các ban, ngành có nhiều chính sách hỗ trợ các hộ dệt chiếu để vực dậy nghề truyền thống này, nhưng đến nay vẫn dần mai một. Nghề khó, cần người tỉ mỉ nên người giữ nghề đa số đều lớn tuổi”, chị Trần Như Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Thành, TP Cà Mau, thông tin.
Lê Hằng My
-
Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết“Sức khỏe” nền kinh tế qua góc nhìn nợ côngĐịa phương chỉ được phép vay bù đắp bội chi trong hạn mức được giaoNghệ An: Xử phạt 41 triệu đồng với 3 cơ sở vi phạm ATTPChủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viênQuảng Bình: Bắt giữ hơn 300kg thịt chó đã bốc mùi hôi thốiĐà Nẵng bắt giữ 252 chai rượu lậuTP. Hồ Chí Minh: Đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng nhất năm 2024168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhậpSẽ quy định rõ về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách năm 2024
下一篇:Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Đề xuất thu hồi thẻ thẩm định viên về giá một số trường hợp
- ·Quảng Ninh phát hiện 2 vụ vận chuyển hàng hóa nhập lậu
- ·Nhận diện cán bộ “phòng thủ” trước Đại hội Đảng bộ các cấp
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Ngăn chặn thuốc lá nhập lậu: Phải tăng mức xử phạt!
- ·Không cấm sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp, mua sắm, sửa chữa tài sản công
- ·Kiểm soát thuốc lá lậu cuối năm: Xác lập chuyên án đấu tranh
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình: Giảm gánh nặng bệnh tật từ cơ sở
- ·UBND TP Cần Thơ phạt một doanh nghiệp nhập lậu vàng
- ·Quản lý thị trường Hà Nội triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Bắc Ninh thưởng Tết Nguyên đán 2024 cao nhất 390 triệu đồng.
- ·Chủ tịch Quốc hội đón, hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan
- ·An Giang: Thu giữ số lượng lớn mũ bảo hiểm giả hiệu Nón Sơn
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu bị tiêu hủy
- ·Kho bạc Nhà nước huy động vốn hiệu quả qua trái phiếu chính phủ
- ·Kiểm soát chặt gia cầm ngay từ cửa ngõ Thủ đô
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·“Ngân sách xanh” cho tiến trình cải cách tài khóa xanh
- ·Hà Nội: Bắt giữ 122 bao kiện hàng hóa nhập lậu
- ·Vốn đầu tư công năm 2023 đã phân bổ đạt trên 109%
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Chương trình xây dựng văn bản pháp luật năm 2024 Bộ Tài chính
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông
- ·Địa phương chỉ được phép vay bù đắp bội chi trong hạn mức được giao
- ·Vụ gây rối tại sân bay: Quyết định xuất ngũ với trung úy Lê Thị Hiền
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Chú trọng vùng sâu, vùng xa
- ·Đến năm 2026, Bộ Tài chính giảm biên chế đạt 5%
- ·Quản lý thị trường Hà Nội: Kiểm soát diễn biến, ổn định thị trường dịp cuối năm, Tết Nguyên đán 2016
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Hải Quan Hải phòng truy thu gần 50 tỷ đồng từ 19 chiếc ô tô Rolls