您现在的位置是:La liga >>正文

【tin as roma】10 vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành năng lượng

La liga65868人已围观

简介Những nhân viên mất việc của Enron ở bên ngoài trụ sở sau khi công ty này sụp đổ vào năm 2001. Enron ...

10 vụ phá sản lớn nhất trong ngành năng lượng

Những nhân viên mất việc của Enron ở bên ngoài trụ sở sau khi công ty này sụp đổ vào năm 2001. Enron là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành năng lượng thế giới và để lại hậu quả nặng nề. Ảnh CNBC/Getty Images

1. Enron: Phá sản ngày 2/12/2001,ụphásảnlớnnhấttronglịchsửngànhnănglượtin as roma tổng tài sản 65,5 tỷ USD

Enron phát triển từ một công ty ống dẫn thành một trong những công ty giao dịch năng lượng lớn nhất trên thế giới nhờ vào việc sử dụng Internet để mua bán khí ga tự nhiên và năng lượng điện, với mục tiêu ngăn ngừa tác động của việc thay đổi giá năng lượng.

Vào năm 2000, tài sản của Enron ước đạt 68 tỷ USD. Tuy nhiên, khi Ủy Ban Chứng Khoán và Ngoại Hối Mỹ bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra đối với Enron đã phát hiện ra hầu hết tiền của công ty năng lượng khổng lồ này là do những thủ thuật kế toán mờ ám và những khoản lỗ không được báo cáo. Chỉ trong vòng 1 năm, giá cổ phiếu của Enron đã sụt giảm từ hơn 90 USD xuống chỉ còn dưới 1 USD và các cổ đông đã mất đi một khoản ước tính 11 tỷ USD.

Hậu quả của vụ Enron phá sản được cho là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. CEO Kennth Lay và giám đốc Jeffrey Skilling bị kết tội lừa đảo vào năm 2006. Lay đã mất sau khi bị nhồi máu cơ tim trong khi vẫn đang chờ kết án, Skilling thì vẫn đang ở trong tù.

2. Energy Future Holdings: Phá sản ngày 29/4/2014, tổng tài sản 36,4 tỷ USD

Enery Future Holdings trở thành công ty sản xuất năng lượng lớn nhất Texas vào năm 2007. Tuy nhiên, công ty lâm vào tình trạng khó khăn do khoản nợ 40 tỷ USD sau khi doanh thu sụt giảm mạnh cho giá năng lượng giảm. Enery Future Holdings phá sản vào tháng 4.

3. Pacific Gas & Electric Company: Phá sản ngày 6/4/2001, tổng tài sản 36,1 tỷ USD

Công ty năng lượng thuộc sở hữu công lớn nhất phá sản sau khi bãi bỏ khoản nợ hàng tỷ USD. Sau khi bán nhà máy khí đốt của mình, công ty này đã phải mua điện từ các công ty năng lượng khác. Do phải mua năng lượng theo giá biến động của thị trường trong khi lại bán ra ở mức giá ổn định, công ty đã lâm vào cảnh thua lỗ và cuối cùng là phá sản.

4. Texaco: Phá sản ngày 12/4/1987, tổng tài sản 34,9 tỷ USD

Texaco khởi đầu vào năm 1901 và tồn tại 100 năm trước khi sát nhập với Chevron năm 2001. Tuy nhiên, trong những năm 80, Taxaco đã rơi vào một cuộc chiến pháp lý với Pennzoil và cuối cùng phải nợ 10,5 tỷ USD. Texaco đã xin phá sản và đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ vào thời điểm đó.

5. Calpine Corporation: phá sản ngày 20/12/2005, tổng tài sản 26,6 tỷ USD

Vào giữa những năm 2000, Calpine là công ty sở hữu nhiều nhà máy khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Mỹ. Tuy nhiên, chi phí tăng cao đã dẫn đến một khoản nợ lên tới 22,5 tỷ USD. Công ty đã nộp đơn xin phá sản sau khi các nhà điều hành thất bại trong việc thuyết phục các cổ đông sử dụng tiền thu được từ việc bán tài sản để mua nhiên liệu. Công ty đã nhận được khoản hỗ trợ 2 tỷ USD để duy trì việc cung cấp năng lượng đến khách hàng.

6. ATP Oil & Gas: phá sản ngày 17/4/2012, tổng tài sản 3,6 tỷ USD

Vào năm 2009, ATP Oil & Gas, được tái cấp vốn 1,5 tỷ USD để giải quyết khoản nợ với mục tiêu thúc đẩy sản xuất lên gấp đôi đạt 50.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, khi thảm họa BP Deepwater Horizon xảy ra, một lệnh cấm khai thác vùng nước sâu ở vịnh Mexico đã ngăn cản ATP hoàn thành những giếng dầu của mình. Sau khi vay nợ 350 triệu USD, ATP ngày càng rơi vào suy thoái, và sụp đổ với một khoản nợ 2,7 tỷ USD.

7. Patriot Coal: phá sản ngày 9/7/2012, tổng tài sản 3,6 tỷ USD

Là nhà sản xuất nhiệt điện lớn nhất ở miền Đông nước Mỹ, Patriot Coal rất dễ bị ảnh hưởng bởi giá than thấp, sự cạnh tranh từ các nguồn khí đốt giá rẻ, sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ cũng như các quy định về môi trường ngày càng khắt khe hơn. Patriot Coal liên tục lỗ kể từ năm 2010 và khoản lỗ đã đạt mức kỷ lục 198,5 triệu USD vào năm 2012.

8. James River Coal: phá sản ngày 8/4/2014, tổng tài sản 1 tỷ USD

Một nạn nhân khác của sự suy thoái của ngành công nghiệp than của Mỹ là James River Coal. Công ty này tuyên bố phá sản vào tháng 4 năm nay với khoản nợ 818,7 triệu USD sau khi phải buộc đóng cửa hàng chục mỏ than. Vào thời điểm phá sản, cổ phiếu của công ty được giao dịch ở 36 cents, so với 60 USD vào năm 2008.

9.OGX: phá sản ngày 30/10/2013, nợ 5,1 tỷ USD

OGX Petróleo e Gas Participações SA, con cưng của tỷ phú Brazil Eike Batista nộp đơn xin phá sản sau thất bại trong việc thỏa thuận với các chủ nợ về khoản nợ 5,1 tỷ USD. Vụ phá sản này là lớn nhất ở Châu Mỹ Latin. Sự sụp đổ của đế chế dầu mỏ và khí đốt này bùng nổ sau những kết quả đầy thất vọng về sản lượng từ những mỏ ngoài khơi, dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư.

10. Suntech: phá sản ngày 30/3/2013, nợ 1,6 tỷ USD

Công ty sản xuất năng lượng mặt trời của Trung Quốc này và cũng là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới phải xin phá sản sau khi không thể trả 541 triệu USD cho các cổ đông./.

Mai Linh (Theo Oilprice.com)

Tags:

相关文章