当前位置:首页 > Cúp C1

【kro nha cai】Đại biểu Quốc hội: Quyết sách đúng, vì lợi ích chung thì dân luôn ủng hộ

Sáng 8/11,ĐạibiểuQuốchộiQuyếtsáchđúngvìlợiíchchungthìdânluônủnghộkro nha cai Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV.

Đánh giá chung nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù bối cảnh rất khó khăn, kinh tế nước ta vẫn dự kiến tăng trưởng dương, đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu; có nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; an ninh quốc phòng được củng cố, trật tự xã hội được giữ vững.

Một số cán bộ cơ sở còn lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch

Về những vấn đề cụ thể, một trong những nội dung các đại biểu quan tâm là công tác phòng chống dịch. Bên cạnh những kết quả đạt được, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, trong công tác phòng, chống dịch vẫn có điểm hạn chế như đã nêu trong các báo cáo.

Trong đó, đại biểu nhấn mạnh, mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc về lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, có sự quản lý, điều tiết của Chính phủ, kiên quyết không để ban hành giấy phép con, không được cát cứ, chia cắt nhưng tại một số thời điểm, vì quá lo lắng cho địa phương mình, có nơi đã đặt ra những yêu cầu cao hơn, vượt quá mức cần thiết, gây ra nhiều khó khăn, tạo bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.

Trong khi lãnh đạo Chính phủ thì sát sao chỉ đạo, bám sát địa bàn nhưng một bộ phận cán bộ cơ sở còn lơ là, chưa sâu sát, còn chủ quan, bị động trong phòng, chống dịch. “Đây có thể là căn bệnh trầm kha ở số nơi và trong thời gian dịch bệnh bùng phát đã càng bộc lộ rõ hơn”, đại biểu nêu rõ. Cùng với đó, có nơi còn quá cứng nhắc, lạm quyền trong cách hành xử với người dân, gây bức xúc trong dư luận.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa phát biểu tại Hội trường.

Bởi vậy, đại biểu cho rằng bài học thứ nhất rút ra ở đây bất cứ việc gì thì cũng cần tạo sự đồng thuận của người dân. Nếu người dân chưa hiểu thì cần giải thích, vận động, tuyên truyền, thuyết phục. Trong tình thế cấp thiết khi vi phạm đến mức nghiêm trọng hơn thì đã có biện pháp xử lý hành chính, thậm chí xử lý hình sự. Chính quyền cơ sở cần tuyệt đối tránh việc xử lý và hành xử theo cảm tính, bất chấp quy định của pháp luật.

Bài học thứ hai là khi đưa ra quyết sách, biện pháp gì cũng phải cân nhắc việc bảo đảm sức khỏe, tính mạng và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân lên trên hết, trước hết. Bài học thứ ba là khi chính quyền đã đưa ra quyết sách đúng, vì lợi ích chung, hợp lòng dân thì dân luôn ủng hộ và chấp hành, kể cả những việc khó khăn, gây bất tiện cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Đại biểu cũng đề nghị cần khẩn trương hoàn thiện Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 trong tình hình mới...

Đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch, trong các hoạt động tích cực, quyết liệt để tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử tại Việt Nam, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) cũng nhận định, công tác dự báo tình hình dịch Covid-19 có lúc chưa sát với thực tiễn. Công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian đầu của đợt dịch thứ tư có nơi còn lơ là, chủ quan, cứng nhắc, nhất là trong chỉ đạo, xử lý các tình huống cụ thể và đột xuất. Bên cạnh đó, hệ thống y tế còn bộc lộ những yếu kém, nhất là y tế tại cơ sở cũng chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra. Còn nhiều đối tượng khó khăn cũng chưa nhận được gói hỗ trợ an sinh xã hội, thủ tục triển khai hỗ trợ cũng còn bất cập, rườm rà và tiến độ giải ngân còn có tình trạng chậm chạp.

Đặc biệt, đại biểu đề nghị đánh giá hiệu quả các gói hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 để đề ra những giải pháp trong những năm tiếp theo và tiếp tục kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cho người dân tại các địa phương, kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ lao động tự do, người dân có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo công bằng, không để sót và lọt đối tượng.

Doanh nghiệp mong nới trần giờ làm thêm

Về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022 và công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian tới, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) đề nghị một số giải pháp, bao gồm đề nghị dành nhiều nguồn lực hơn nữa để đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo đại biểu, thực tiễn chống dịch ở cơ sở thời gian qua đã bộc lộ hạn chế của hệ thống y tế dự phòng, vừa yếu về đội ngũ lại thiếu trang bị, thiếu trang thiết bị và nguồn lực triển khai nhiệm vụ.

Về phát triển kinh tế năm 2022, đại biểu đề nghị Quốc hội và Chính phủ tăng đầu tư toàn xã hội bằng việc tăng vòng quay tiền thông qua cải cách hành chính trong triển khai thực hiện dự án đầu tư ngoài ngân sách và đầu tư công, các thủ tục trong lĩnh vực đất đai, cấp phép xây dựng, phê duyệt tác động môi trường.

Để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi sau đại dịch, đại biểu nêu đề xuất của các doanh nghiệp đề nghị nâng mức trần số giờ làm thêm lên 400 giờ/năm để các doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất kịp và bù các đơn hàng cho đối tác đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. “Các doanh nghiệp thiết tha mong muốn Quốc hội và Chính phủ có văn bản sớm cho việc này, bằng không doanh nghiệp rất lo lắng vì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đình chỉ sản xuất do quá giờ làm thêm”, đại biểu cho biết./.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

分享到: