【lịch bóng đá arsenal】Cung cấp thông tin kịp thời về giới cho báo chí
Theo đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc, báo chí có thể thúc đẩy, thay đổi bất bình đẳng giới, nhưng cũng có thể làm tăng cường những nhận thức không đúng đắn. Báo chí có trách nhiệm thúc đẩy quyền con người và xã hội bình đẳng. Trong đó, vai trò của nhà báo rất quan trọng trong việc tăng cường tiếng nói của phụ nữ, các giới khác nhau; tăng cường nâng cao nhận thức, thúc đẩy thay đổi chính sách. Do đó, các nhà báo cần có sự cẩn trọng trong sự lựa chọn, cách thức đưa tin, đăng bài để thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ những vấn đề bất bình đẳng, khuôn mẫu,...
Tại buổi tọa đàm, bà Vũ Hương Thủy - Phó trưởng Ban biên tập Tin trong nước - Thông tấn xã Việt Nam cho biết: "Để công tác tuyên truyền về bình đẳng giới được hiệu quả trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn các cơ quan, tổ chức tại địa phương cần tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tham gia vào quá trình xây dựng chính sách. Đặc biệt, cơ quan báo chí sẽ được tiếp cận nhanh nhất với các nguồn tin chính thức liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới".
Đồng thời, các cơ quan cũng chủ động cung cấp các số liệu để tạo nên sức mạnh tổng hợp để phê phán, đấu tranh đối với các hành động gây bất bình đẳng giới và cùng với đó tăng cường tập huấn kiến thức, kĩ năng cho các phóng viên về bình đẳng giới.
Cũng trong buổi tọa đàm, bà Trần Hoàng Lan - Trưởng ban Gia đình - Báo Phụ nữ Thủ đô đưa ra những thuận lợi khi tác nghiệp về giới: “Đại đa số phóng viên làm việc tại báo là phóng viên nữ. Từ góc nhìn của nữ giới, phóng viên sẽ có nhiều lợi thế trong tác nghiệp về giới cũng như thấu hiểu những vấn đề về giới. Phóng viên của báo luôn xác định rõ quan điểm, tư tưởng về bình đẳng giới, chống kỳ thị giới, bạo lực đối xử về giới... trong suốt quá trình tác nghiệp các vấn đề liên quan đến giới.”
Khi tác nghiệp những vụ việc liên quan trực tiếp đến giới như bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em: Nhiều nạn nhân từ chối tố cáo, hợp tác hoặc che giấu bằng chứng cho thủ phạm (là người thân trong gia đình) do rào cản tâm lý hoặc thiếu hiểu biết pháp luật. Ngoài ra, phóng viên nữ tham gia nhiều vụ việc còn gặp nguy hiểm, đe dọa của thủ phạm bạo hành.
Bà Trần Hoàng Lan kiến nghị các cơ quan, tổ chức cần cởi mở hơn trong cung cấp, tiếp cận thông tin, khai thác thông tin đối với phóng viên ở báo giới. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức cũng cần có sự quan tâm nhiều hơn về nguồn lực, con người đối với báo giới và nâng cao nhận thức về giới cho các giới; đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của báo giới.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/105f298993.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。