【ket quả đức】Giữ sạch môi trường cụm công nghiệp
Ít ỏi số lượng cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải
Theữsạchmôitrườngcụmcôngnghiệket quả đứco số liệu từ Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2020 cả nước đã thành lập 986 cụm công nghiệp (CCN), trong đó 730 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút gần 12.000 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy đạt 65%. Tuy nhiên, số lượng CCN có biện pháp bảo vệ môi trường, công trình xử lý chất thải chỉ chiếm 19,3% số CCN đã đi vào hoạt động, với 141 cụm.
Cũng theo Bộ Công Thương, việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CCN tại các địa phương, đặc biệt hạ tầng bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn. Công tác thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại nhiều CCN chưa đúng quy định pháp luật bảo vệ môi trường. Đa số các CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tại các cụm này doanh nghiệp thứ cấp tự xử lý nước thải hoặc thải trực tiếp ra môi trường.
Tình trạng này được lý giải là do, việc phát triển CCN thiếu quy hoạch đồng bộ, nôn nóng, nhiều cụm không xác định rõ chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, không xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường tối thiểu trước khi chấp thuận cho doanh nghiệp vào đầu tư, dẫn tới tình trạng cơ cở hạ tầng thiếu đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường.
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường CCN khá tốn kém, hiệu quả kinh tế mang lại cho chủ đầu tư không cao, thậm chí đầu tư ra không có doanh nghiệp đấu nối, không có nước thải để xử lý nên chủ đầu tư phải rất cân nhắc. Cũng bởi vốn đầu tư cao, trong khi phần lớn chủ đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có năng lực tài chính thấp, không nắm rõ quy định về môi trường nên việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý rác thải, nước thải chưa theo quy định. Cùng đó, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý môi trường tại các CCN chưa thường xuyên, chế tài xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe tới chủ đầu tư và doanh nghiệp.
Bảo vệ môi trường CCN cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp |
Ông Hoàng Văn Vy - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng chỉ ra: Do áp lực thời gian và thiếu chủ đầu tư hạ tầng ngay từ ban đầu nên hầu hết các CCN trước đây không có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), làm phát sinh rất nhiều hệ luỵ về môi trường. Xử lý chất thải CCN phải có quy hoạch đồng bộ ngay từ đầu, với hàng loạt các công đoạn đấu nối - thu gom - xử lý - xả ra nguồn tiếp nhận, để làm được điều này, trong điều kiện không có quy hoạch ngay từ khi hình thành CCN là vấn đề hết sức nan giải.
Ngoài ra, việc không phân định phân khu chức năng trong CCN; cảnh quan môi trường bị phá vỡ, khó đảm bảo tỷ lệ diện tích cây xanh, thảm cỏ; không có chủ đầu tư hạ tầng CCN… cũng là những nguyên do khiến việc bảo vệ môi trường trong các CCN đang rất khó khăn.
Giải pháp nào
Về giải pháp cho vấn đề bảo vệ môi trường CCN, ông Hoàng Văn Vy cho rằng: Cần có sự vào cuộc quyết liệt của UBND các cấp trong việc rà soát lại các CCN đã thành lập trên địa bàn để có phương án quy hoạch đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường CCN thông qua quy hoạch hạ tầng CCN hoàn chỉnh, đồng bộ. Tạm dừng việc quy hoạch phát triển các CCN thay bằng khu công nghiệp. Chỉ cấp phép đầu tư cho các dự án mới vào CCN đã có đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh. Đẩy mạnh chính sách xã hội hoá thu hút đầu tư hạ tầng CCN thay vì đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước như hiện nay.
Bộ Công Thương cũng đề xuất, tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường CCN. Tiếp nhận các dự án đầu tư vào CCN cần đảm bảo thống nhất quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các ĐTM. Không tiếp nhận thêm các dự án đầu tư vào CCN trong trường hợp chưa hoàn thành xây dựng.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ môi trường tại các CCN, tiến tới xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng và phù hợp với CCN, sát thực tế. Rà soát, ban hành danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường để cấm và hạn chế vào CCN.
Khuyến khích các chủ đầu tư hệ thống bảo vệ môi trường tại các CCN bằng việc ban hành, tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN từng giai đoạn. Tăng cường phổ biến, tập huấn áp dụng các văn bản quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý CCN, nhà đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp trong CCN…
Có thể thấy, các giải pháp đặt ra để bảo vệ môi trường CCN khá đồng bộ, tuy nhiên cần sát sao hơn nữa trong công tác thanh, kiểm tra, có chế tài xử phạt đủ nặng và rất cần sự chủ động và ý thức tự giác của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Quảng Ninh triển lãm bản đồ và trưng bày tài liệu Hoàng Sa, Trường Sa
- ·TPHCM lên phương án đưa hàng nghìn người cách ly về nhà an toàn
- ·Quản lý thị trường Hà Nội: Kiểm tra kho bánh nội địa Trung Quốc nhập lậu lớn
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·7 nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu qua đường hàng không
- ·Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiệu nhiều sai phạm trong kinh doanh thiết bị đo nồng độ cồn
- ·Vượt ẩu xảy ra va chạm trên cao tốc TPHCM
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Cho phép ô tô chạy tối đa 120km/giờ trên Đại lộ Thăng Long
- ·Tp. HCM: Trên 700 triệu đồng phạt vi phạm trong xây dựng
- ·Hà Nội: Xử lý chủ đầu tư chậm quyết toán dự án đã hoàn thành
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·207 vận động viên tham gia Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT
- ·Đổi mới chương trình, sách giáo khoa: Quan trọng là cách thực hiện
- ·Ba Lan không cho máy bay Bộ trưởng Quốc phòng Nga vào không phận
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Phát động cuộc thi sinh viên năng động năm thứ 11