【tỉ số psv】Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại UAE: Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến cáo gì?
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:47:15 评论数:
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thông tin về 5 lô hàng nông sản bị nghi lừa đảo tại Dubai – UAE Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại Dubai - UAE: Cần thận trọng trong giao thương quốc tế Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại UAE: Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp |
Thương vụ Việt Nam tại UAE nhanh chóng vào cuộc vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa
Vừa qua,ụlôhàngnôngsảnnghibịlừađảotạiUAEThươngvụViệtNamtạiUAEkhuyếncáogìtỉ số psv 5 lô hàng hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi... trị giá hơn 500.000 USD xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị nghi lừa đảo. Được biết, đến nay 4 lô hàng hồ tiêu, quế và điều đã bị lấy ra khỏi cảng mà chưa thanh toán. Còn 1 lô hàng hoa hồi, bộ chứng từ gốc đã bị mất, được giữ tại cảng ở Dubai.
5 lô hàng hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi... trị giá hơn 500.000 USD xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị nghi lừa đảo (Ảnh minh họa) |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Xuân Trung - Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), kiêm nhiệm Cata cho biết, ngay sau khi nhận được yêu cầu của 04 doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị hỗ trợ lấy lại tiền của 04 container tiêu, điều và quế đã bị lấy mất và lấy lại container hoa hồi hiện đang bị tạm giữ tại cảng Jebel Ali của UAE, Thương vụ Việt Nam tại UAE đã tiến hành ngay các hoạt động cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, ngay ngày 17/7/2023, Thương vụ đã báo cáo Đại sứ về vụ việc và trình Đại sứ ký công hàm số 159/17/7/DSQ (03 container tiêu, điều và quế) và công hàm số 163/20/7/DSQ (01 container tiêu đã bị lấy mất và 01 container hồi đến cảng Jebel Ali vào ngày 26/7/2023) gửi Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế, Ngân hàng Trung ương UAE, Cảnh sát Dubai, Hải quan Dubai, Ngân hàng Ajman Bank PJSC, Cảng Jebel Ali và Hãng tàu Evergreen Shipping Agency Co., Ltd đề yêu cầu hỗ trợ xử lý vụ việc.
Ngay sau đó, Thương vụ đã có các buổi làm việc trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Ajman Bank PJSC, Chi nhánh tại đường Sheikh Zayed, Dubai (Chi nhánh thực hiện giao dịch với 04 ngân hàng Việt Nam) vào ngày 18/7 và Đại diện của Ngân hàng Ajman Bank PJSC vào các ngày 20 và 27/7 đề nghị Ngân hàng Ajman bank thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền cho các ngân hàng Việt Nam theo hình thức thanh toán nhờ thu trả tiền trao chứng từ DP (Documents against Payment).
Thương vụ cũng đã làm việc với Cảnh sát Dubai vào các ngày 18 và 21/7/2023 để nộp hồ sơ, trình báo vụ việc và đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc. Đồng thời, nhanh chóng trao đổi với Cảng vụ Jebel Ali ngày 20/7 và hãng tàu Evergreen vào ngày 21/7/2023 đề nghị hỗ trợ giữa lại container hoa hồi để trao trả lại cho người bán.
Ngày 24 và 31/7/2023, Thương vụ làm việc với Hải quan Dubai đề nghị hỗ trợ giữa lại container hồi và trả lại cho người bán. Ngày 02/8/2023, Thương vụ tháp tùng Đại sứ làm việc với Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Thương mại, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế (MOFAIC) UAE.
“Thời gian qua, Thương vụ đã luôn báo cáo cập nhật tình hình hỗ trợ 04 doanh nghiệp Việt Nam về Bộ Công Thương qua Vụ Thị trường châu Á – châu Phi. Thương vụ đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của UAE để hỗ trợ 04 doanh nghiệp Việt Nam trong vụ việc này”– ông Trương Xuân Trung nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với các Công ty của UAE cần lưu ý gì?
Phải khẳng định, UAE là một trong những thị trường rất tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Trong bối cảnh FTA Việt Nam – UAE đang được tích cực đàm phán để đi đến ký kết, cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tại UAE ngày càng được mở rộng.
Để đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường UAE, Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý một số điều như cần phải thận trọng và đàm phán kỹ điều khoản thanh toán để đảm bảo an toàn nhất. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và xác minh doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng.
“Đặc biệt, doanh nghiệp cần hạn chế sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic Transfer) trả sau hay cầm cố séc (séc không có giá trị vì trong tài khoản không có tiền). Đây là các hình thức thanh toán rất rủi ro vì người mua nhận hàng rồi không thanh toán tiền, hoặc người mua không nhận hàng sẽ phát sinh chi phí kéo hàng về. Nếu là mặt hàng tươi sống thì doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm nhiều chi phí hơn” – ông Trương Xuân Trung lưu ý.