【kết qua y】Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Diễn đàn |
Kinh tế Việt Nam hùng mạnh khi có DN cạnh tranh toàn cầu
“... Khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP,ủtướngChínhphủNguyễnXuânPhúcKinhtếtưnhânlàđộnglựcquantrọkết qua y 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Nhiều DN tư nhân đã khẳng định giá trị thương hiệu của mình trên thị trường và được người dân trong nước tin tưởng. Nhất là, sau khi có Nghị quyết TƯ 5, khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, mặc dù chưa có sự đánh giá tổng kết đầy đủ những kết quả đạt được nhưng 2 năm qua chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, những kết quả này vẫn còn thấp xa so với mức tiềm năng. Đúc kết thực tiễn ở các nước đã thành công trong cải cách kinh tế cũng cho thấy khu vực kinh tế tư nhân trong nước có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển. Các ngành, các cấp cần phải tìm cách kích hoạt vai trò này tốt hơn nữa.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ và cá nhân tôi trên cương vị Thủ tướng đã liên tục động viên tư nhân khởi nghiệp, nuôi dưỡng khát vọng lớn trong phát triển, kiến tạo các lĩnh vực dựa trên động viên nguồn lực từ các DN tư nhân trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau (từ Sâm Ngọc Linh, tôm công nghệ cao, ngành gỗ, ngành lúa gạo, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô,…). Tôi tin rằng nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể hùng mạnh khi có những DN có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Chỉ còn không đầy hai năm nữa sẽ diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Diễn đàn Kinh tế tư nhân VIệt Nam 2019 là một cơ hội để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Ban Xây dựng Đảng, các cơ quan Quốc hội lắng nghe, tiếp thu các góp ý, phản biện của khu vực tư nhân nhằm phục vụ cho công tác xây dựng văn kiện Đại hội XIII. Để làm rõ hơn về định hướng này, tôi xin nêu một số vấn đề có tính gợi mở, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói sự thật” như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu.
Nhóm vấn đề thứ nhất là: Làm thế nào để các DN Việt Nam đa phần có quy mô còn nhỏ, có thể vươn ra cạnh tranh quốc tế, có thương hiệu toàn cầu ? Làm thế nào để hàng triệu hộ kinh doanh có thể mở rộng quy mô, chuyển sang mô hình DN nhằm phát huy lợi thế tạo nhiều của cải hơn cho bản thân mình và cho cả xã hội?
Đây là những vấn đề khó nhưng nếu có khát vọng, có sự đồng lòng, và có quyết tâm cao chúng ta sẽ thành công. Khát vọng vươn ra biển lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá huy động nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, và tạo ra nhiều của cải cho xã hội. 20-30 năm trước đây thì vốn và máy móc có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Ở thời điểm này và những thập kỷ tới đây thì con người và đổi mới sáng tạo mới là yếu tố trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nhóm câu hỏi thứ hai là làm sao có được đột phá thực sự ở các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh?
Chúng ta đều biết thể chế pháp luật, môi trường kinh doanh của Việt Nam tuy đã có nhiều cải tiến, nhưng vẫn còn nhiều rào cản, vướng mắc, đôi khi thể chế chính sách còn chưa theo kịp, chưa thực sự kiến tạo cho các mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp hữu cơ… Vậy đâu thực sự là điểm nghẽn, giải pháp đột phá sắp tới là gì? Nhà nước, DN cần làm gì? Với lộ trình ra sao?
Cần những giải pháp đột phá nào, cơ chế hợp tác công - tư thế nào trong những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như du lịch, dịch vụ, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, mô hình kinh doanh mới, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp…? Còn nhiều câu hỏi quan trọng nữa mà các doanh nhân biết rõ hơn chúng tôi. Các vị là những người lăn lộn thực tế, thấy rõ cơ hội, thấy rõ nút thắt của DN, của đất nước.
Tiếp tục tạo dựng, củng cố niềm tin giữa người dân, DN, chính quyền
Tại các diễn đàn, hội nghị của Chính phủ với DN, tôi đã nhiều lần phát biểu, chủ yếu nói về những cam kết của Chính phủ, những cải cách của nhà nước nhằm tạo môi trường cho DN phát triển. Hôm nay phát biểu trước đông đảo đoanh nhân, tôi muốn đề cập đến tinh thần DN. Tôi cho rằng tinh thần DN có 3 nội dung quan trọng:
Thứ nhất là chí tiến thủ của nhà DN, không bằng lòng với hoàn cảnh đang có mà là xông xáo tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được các cơ hội do công nghệ và thị trường mang lại. Nỗ lực tìm kiếm công nghệ mới, thị trường mới, nguyên liệu mới, đổi mới tổ chức, đổi mới quản lý được gọi tổng quát là cách tân, một tố chất quan trọng của nhà DN.
Thứ hai, doanh nhân cần kinh doanh liêm chính, tìm kiếm lợi nhuận chân chính, doanh nhân có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta.
Thứ ba là tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh - đó là những tố chất cần thiết, phổ biến của nhà doanh nghiệp của tất cả các nước. Riêng đối với Việt Nam, một nước còn ở giai đoạn phát triển trung bình, cần thêm một yếu tố là lòng yêu nước, là ý thức góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh. Các DN tạo ra các sản phẩm, các thương hiệu nổi tiếng, cạnh tranh và xác lập tên tuổi trên thị trường thế giới là góp phần làm hình ảnh đất nước sáng chói trên vũ đài quốc tế.
Các nhà DN cần đề cao triết lý kinh doanh vì xã hội, vì đất nước, vì tương lai dân tộc. Trong thời đại hội nhập, hợp tác, cạnh tranh, liên kết với thế giới là cần thiết nhưng lãnh đạo DN của một nước còn ở giai đoạn phát triển thấp phải có tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thì đất nước mới phát triển.
Như mọi quốc gia trên hành tinh này, kinh tế tư nhân Việt Nam mang trong mình khát vọng mãnh liệt vào tương lai. Một thanh niên trẻ có thể xuất thân rất bần hàn nhưng ngày mai có thể trở thành doanh nhân thành đạt, nổi tiếng, thậm chí là những con người nhiệt huyết, gánh trên vai sứ mệnh xã hội, đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng, cho người dân.
Có rất nhiều những câu chuyện về kinh tế tư nhân, những tấm gương khởi nghiệp thành đạt như vậy trên khắp thế giới và tôi tin là tất cả chúng ta đều biết.
Đó chính là những xung lực rất lớn, làm nên quyết tâm hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm khơi dậy mọi tiềm năng khởi nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung trên con đường hiện thực hóa khát vọng và những mục tiêu chiến lược về một nước Việt Nam Độc lập -Tự cường và Thịnh vượng vào năm 2045.
Tôi kêu gọi tiếp tục tạo dựng và củng cố niềm tin giữa người dân, DN và chính quyền thông qua một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, và công bằng; thông qua việc tiếp tục vun đắp tinh thần DN của doanh nhân Việt Nam.
Một khu vực tư nhân lớn mạnh, bền vững, bên cạnh khu vực doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hơn, khu vực kinh tế hợp tác xã năng động hơn sẽ tạo ra một tương lai thịnh vượng, bền vững hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Khu vực kinh tế trong nước giàu tiềm lực, có tầm ảnh hưởng vượt biên giới quốc gia, sẽ góp phần lan tỏa sức mạnh mềm và ảnh hưởng của chúng ta trong khu vực và toàn cầu, không chỉ về phương diện kinh tế mà trên tổng thể nhiều phương diện chiến lược khác”.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Vietjet: “Để thực sự trở thành một quốc gia kiến tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân thì chúng tôi thấy rằng, từ Chính phủ đến các cấp, bộ ngành đều phải cùng chung nhận thức và hành động. Qua diễn đàn hôm nay, chúng tôi có vài kiến nghị: Thứ nhất, Thủ tướng đã khẳng định “Những gì tư nhân có thể làm tốt thì nhà nước tạo điều kiện cho tư nhân làm”. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải ưu tiên tập trung xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng sân bay, nhà ga, tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực được tham gia, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng sân bay. Doanh nghiệp tư nhân chúng tôi đầu tư, có nhiều dự án không đặt mục tiêu hiệp quả kinh tế. Ví dụ như đề xuất dự án nâng cấp sân bay Điện Biên, chúng tôi tính phải 60 – 70 năm mới hoàn vốn nhưng dự án có ý nghĩa lịch sử, một địa danh gắn với chiến thắng “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” của dân tộc Việt Nam, cần phải đầu tư thành điểm đến quốc tế mang tính lịch sử, một vùng kinh tế phát triển văn minh Thứ hai, DN tư nhân mong được ứng xử bình đẳng, công bằng của cơ quan quản lý và định hướng tuyên truyền khách quan, không để hình ảnh doanh nghiệp tư nhân bị bóp méo ảnh hưởng tới tinh thần khởi nghiệp của toàn xã hội, ý chí của những doanh nghiệp tiên phong”. PV (ghi) |
相关推荐
- Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Định hướng mới cho công tác quản lý và phát triển đô thị
- Tiếp tục nâng chất các tiêu chí nông thôn mới
- Dấu ấn phát triển 6 tháng đầu năm
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- Trồng ổi ruby lợi nhuận hơn 20 triệu đồng/công/năm
- Trái cây mùa nóng “tăng nhiệt”
- Kích cầu tiêu dùng với chương trình khuyến mãi hàng Việt