搜索

【kết quả trận frankfurt hôm nay】Mặt bằng "cản đường" DN bán lẻ

发表于 2025-01-10 18:32:26 来源:Empire777

mat bang quotcan duongquot dn ban le

Một cửa hàng tiện ích HaproMart tại Hà Nội.(Nguồn: internet)

Yếu thế giành mặt bằng

Bên cạnh những khó khăn vốn,ặtbằngampquotcảnđườngampquotDNbánlẻkết quả trận frankfurt hôm nay lãi suất cao, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phú Thái cho rằng bản thân các doanh nghiệp trong nước khi muốn triển khai phân phối, bán lẻ ở các tỉnh gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với đất đai, mặt bằng. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh lại có “cảm tình” hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện nhiều cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Còn theo ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Saigon CoopMart, với cơ chế chính sách thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phải “tự bơi” và bơi cũng hụt hơi do các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chưa được quan tâm nhiều. Điều này có thể thấy qua các cuộc đấu giá các mặt bằng lớn, các mặt bằng đẹp đều thuộc về các công ty nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đa số có quy mô nhỏ và vừa, vốn hạn chế, sức cạnh tranh yếu, cơ sở vật chất lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt, tài chính và nguồn nhân lực là hai vấn đề lớn mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước gặp phải. Do vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiện nay, Bộ Công Thương cần có chính sách hỗ trợ trước hết về tài chính và quy hoạch, cũng như đào tạo bài bản nguồn nhân lực để nâng cao kiến thức quản lý và tầm nhìn cho doanh nghiệp.

Bà Vũ Thị Hậu, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam (Fivimart) tỏ ra lo lắng bởi nếu doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam và họ lại được ưu tiên về mặt bằng tại các trung tâm thì doanh nghiệp trong nước khó tồn tại. Vì doanh nghiệp nước ngoài mạnh về tài chính nên họ có thể đàm phán được với các nhà cung cấp về giá, chiết khấu nhiều và đương nhiên, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh. Ngoài ra, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về nghiệp vụ, chuyên môn, đa phần các doanh nghiệp trong nước không thực sự quan tâm nhiều tới các yếu tố quảng bá, trưng bày sản phẩm trong khi các doanh nghiệp nước ngoài làm điều này rất bài bản.

Cùng quan điểm với các doanh nghiệp bán lẻ khác, đại diện Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho rằng, cần có sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương để địa phương hỗ trợ doanh nghiệp có mặt bằng phát triển. Đồng thời, Chính phủ cần cân nhắc về các chính sách cho những doanh nghiệp tiên phong trong mở thị trường bán lẻ ở các tỉnh vùng xa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước nên bắt tay với nhau để thay đổi chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài, có vị trí trong hệ thống bán lẻ, tìm mọi giải pháp thúc đẩy sản xuất trong nước và giữ vững thị trường nội địa.

Bộn bề khó khăn

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, thị trường bán lẻ hiện nay là một kênh phân phối rất rộng lớn nhưng cũng rất phức tạp. Đây cũng là môi trường thuận lợi để gia tăng giá trị của hàng hoá, khâu hết sức quan trọng để thu được lợi nhuận cao. Người tiêu dùng chắc chắn ủng hộ mạng lưới phân phối trong nước nhưng với điều kiện là phải phục vụ tốt với giá cả hợp lý chứ không thể thực hiện khẩu hiệu "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" khi sản phẩm xấu và đắt.

Để tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: Bộ sẽ giao cho các vụ chức năng xây dựng văn bản pháp luật và chính sách phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ; nghiên cứu chính sách, văn bản cho phép doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trong điều kiện doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ 51% số vốn điều lệ trở lên... Ngoài ra, Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng quỹ đất cho các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ; phối hợp cùng Toà án nhân dân tối cao trong các vụ án về thương mại, xử lý nghiêm khắc các trường hợp phá vỡ hợp đồng; có chính sách mở rộng, có sự liên kết giữa sản xuất và phân phối để chống thao túng thị trường của doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp trong nước tiếp tục chiếm lĩnh thị phần bán lẻ thời gian tới, các chuyên gia cho rằng các siêu thị cần đáp ứng nhanh đòi hỏi của thị trường bán lẻ năng động và nhiều biến đổi bởi các hình thức bán lẻ hôm nay sẽ không còn phù hợp trong tương lai. Trước hết là khắc phục các căn bệnh cố hữu của thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dự đoán đến năm 2020, siêu thị sẽ chiếm lĩnh khoảng 35 - 40% thị phần bán lẻ ở Việt Nam. Song để phát triển bền vững và trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng, hệ thống siêu thị phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải quyết liệt thay đổi phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Uyên Hương

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả trận frankfurt hôm nay】Mặt bằng "cản đường" DN bán lẻ,Empire777   sitemap

回顶部