【trận montpellier】Agribank chung tay phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:01:10

Dư nợ cho vay kinh tế biển đạt gần 67 nghìn tỷ đồng

Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Trung ương về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,áttriểnkinhtếbiểnxanhbềnvữtrận montpellier tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra nhiều chủ trương, quyết sách lớn, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng, phát triển đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Là ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ lực trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông), Agribank đã triển khai đồng bộ các cơ chế tín dụng để hỗ trợ phát triển kinh tế.

Agribank chung tay phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

Nguồn vốn Agribank đồng hành cùng ngư dân phát triển kinh tế biển.

Cụ thể, Agribank luôn dành sự quan tâm thực hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển và ven biển thông qua cho vay phát triển thủy sản, đồng hành cùng ngư dân cả nước, triển khai nhiều hoạt động hướng về biển đảo quê hương.Đại diện Agribank cho biết, đến 31/7/2023, dư nợ cho vay kinh tế biển của Agribank đạt gần 67.000 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ cho hơn 12.000 tàu xa bờ vươn khơi bám biển, đầu tư hỗ trợ người dân ven biển nuôi trồng thủy sản...

Chỉ tính riêng chương trình tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về chính sách phát triển thủy sản, Agribank triển khai cho vay trên địa bàn 27/28 tỉnh ven biển để ngư dân đóng mới nâng cấp trên 600 tàu, với doanh số cho vay lũy kế gần 6.000 tỷ đồng. Nhiều đội tàu công suất lớn, hiện đại trên cả nước được hình thành từ nguồn vốn này.

Agribank đồng thời triển khai chính sách cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 68/2013/QĐ-TTg. Theo đó, cho vay đối với các dự án đầu tư máy, thiết bị, dây chuyền nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, trong đó có các loại máy, thiết bị sử dụng sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch chế biến sản phẩm từ phế phẩm và phụ phẩm thủy sản (thiết bị làm lạnh, cấp đông, tái đông; sản xuất nước đá, đá vảy; thiết bị hấp sấy...), các loại máy sử dụng trong nông nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản.

Đồng thời, triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ, với lãi suất thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường đối với các dự án, phương án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, góp phần nâng cao giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Đồng hành cùng ngư dân phát triển kinh tế biển

Trong những năm qua, Agribank quan tâm đầu tư, cho vay các dự án phát triển du lịch biển, khai thác dầu khí, tài nguyên biển, xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển.

Lãnh đạo Agribank cho biết, nguồn vốn tín dụng đầu tư không chỉ giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, mà còn tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân khu vực ven biển và hải đảo.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, nguồn vốn Agribank khuyến khích cho vay các dự án xanh, dự án năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, góp phần hỗ trợ thực hiện chủ trương phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới, cũng như công tác bảo vệ môi trường biển, tiết kiệm, tái tạo tài nguyên biển đã nêu tại Nghị quyết 36-NQ/TW.

Với sứ mệnh phục vụ phát triển "tam nông", Agribank là ngân hàng chủ lực trong đầu tư nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Hiện nay, Agribank cho vay lĩnh vực lâm, thủy sản với tổng dư nợ đạt 58.815 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực lâm sản là 17.849 tỷ đồng, dư nợ lĩnh vực thủy sản là 40.965 tỷ đồng.

Bên cạnh triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng, trong nhiều năm qua, Agribank luôn dành sự quan tâm, đóng góp xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền về biển đảo, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ về vị trí, vai trò quan trọng của biển đảo Việt Nam.

Cùng với đó là những hoạt động thiết thực, hỗ trợ vật chất và tinh thần, mang hơi ấm và tình cảm của đất liền động viên cán bộ chiến sỹ yên tâm công tác, làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió: ủng hộ xây dựng nhà văn hóa đa năng tại đảo Cô Lin, tặng xe ô tô bán tải cho đảo Sinh Tồn; trao tặng tủ thuốc, cờ Tổ quốc giúp ngư dân vươn khơi bám biển... Đặc biệt, trong chuyến thăm, kiểm tra và làm việc tại huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 của Đoàn công tác số 3 năm 2023, Agribank ủng hộ 1,5 tỷ đồng chương trình "Xanh hóa Trường Sa", góp phần tạo cảnh quan môi trường sống, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên các vùng biển, đảo Tổ quốc.

Ông Lê Văn Thịnh - Giám đốc Agribank chi nhánh Phú Yên cho biết, những năm qua Agribank luôn tạo điều kiện cho vay để bà con phát triển thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm hùm trên toàn tỉnh dựa trên thế mạnh của kinh tế địa phương.

Cụ thể, mỗi năm Agribank chi nhánh Phú Yên cung cấp vốn vay lĩnh vực thủy sản với dư nợ chiếm khoảng 14%, trong đó tại địa bàn thị xã Sông Cầu chiếm 70% tổng dư nợ. Nhờ nguồn vốn vay này nhiều bà con ngư dân đã tận dụng phát huy nuôi tôm hùm hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng. Trong thời điểm ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều người nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do đầu ra tiêu thụ chậm, Agribank đã hạ lãi suất cho vay xuống từ 0,5 - 1,5%/năm cho các khách hàng trên toàn tỉnh, trong đó tại thị xã Sông Cầu có 131 khách hàng. Bên cạnh đó, 472 khách hàng tại thị xã Sông Cầu được cho vay mới để khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19 với tổng số tiền gần 110 tỷ đồng./.

顶: 8踩: 3465