游客发表
发帖时间:2025-01-10 20:22:18
Việt Nam còn nhiều cơ hội rất mới về trí tuệ nhân tạo để là động lực tăng trưởng của những năm tiếp theo. Ảnh: TL |
Nhiều cơ hội cho Việt Nam
Theo TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, năm 2024 được đánh giá tiếp tục là một năm khó khăn của kinh tế thế giới với mức tăng trưởng được dự báo 2,4%, thấp hơn 0,2 - 0,5% so với năm ngoái, nhưng có ưu điểm là lạm phát và giá cả tiếp tục giảm.
Trong khi đó, năm 2023, Việt Nam tăng trưởng ở mức khá trong khu vực, đặc biệt là tín hiệu phục hồi rất rõ ràng, bắt đầu từ cuối quý II/2023 cho đến hiện nay ở các lĩnh vực là động lực tăng trưởng, các khu vực kinh tế khác nhau đều có dấu hiệu phục hồi. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất ổn định, lạm phát thấp, nợ công, nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với GDP tương đối ổn, triển vọng tăng trưởng khả quan. Đối ngoại, ngoại giao kinh tế, hội nhập kinh tế của Việt Nam năm vừa qua cũng rất thành công. Điều này tạo đà cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024.
Tăng sức chống chịu của nền kinh tế Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam cần xây dựng chiến lược, giải pháp cụ thể nhằm tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và sức chống chịu của nền kinh tế. Trong đó bao gồm các giải pháp nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, chú trọng hơn phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tận dụng tốt hơn các FTA... |
Bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống, năm 2024, có nhiều động lực tăng trưởng mới được cho là sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của Việt Nam. Theo ông Ahmed Yeganeh- Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (Ngân hàng HSBC), những nỗ lực số hóa của Việt Nam đã thổi một luồng gió mới vào các doanh nghiệp startup, kiến tạo cơ hội và nhu cầu cho những doanh nghiệp khởi nghiệp có thể cung cấp giải pháp trên nền tảng công nghệ nhằm cải thiện hệ thống hiện tại trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ tài chính, logistics…
Bên cạnh đó, chuyển dịch năng lượng cũng là một lĩnh vực tiềm năng cho tăng trưởng và cơ hội. Việt Nam công bố cam kết mạnh mẽ tại COP26 sẽ chuyển dịch sang cân bằng phát thải vào năm 2050 và điều này đòi hỏi lượng đầu tư không hề nhỏ. Vì vậy, chuyển dịch năng lượng giờ đây trở thành trọng tâm trong các ưu tiên của Chính phủ và sẽ là một động lực tăng trưởng quan trọng.
Thêm nhận định về những luồng gió mới, bà Minh Đặng - Giám đốc Khối nghiên cứu của Dragon Capital cho rằng, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn là động lực cho tăng trưởng không phải chỉ riêng về năng lượng xanh. Theo bà, Việt Nam còn nhiều cơ hội rất mới về trí tuệ nhân tạo, ngành bán dẫn, xe điện và công nghệ sinh học làm động lực tăng trưởng của những năm tiếp theo…
Đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế
Để tạo đà tăng trưởng cho năm 2024, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, cần củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế sau giai đoạn dài chùng xuống vì đại dịch, chậm trễ xử lý doanh nghiệp, dự án yếu kém.
Đưa ra nhóm giải pháp củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu, ông nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu, đầu tư. Đồng thời, quan tâm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu kinh tế, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng…
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác) nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô; chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế (nhất là các doanh nghiệp nhà nước, dự án yếu kém…) nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; lành mạnh hóa hệ thống doanh nghiệp, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế.
Nhằm phát huy, khai thác các động lực tăng trưởng mới, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh tới việc đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là hướng dẫn thực hiện các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tổ chức tín dụng, các luật sửa đổi khác, cơ chế hỗ trợ trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu); quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo...
“Cần sớm có khung pháp lý cho các mô hình kinh tế mới, kinh doanh mới nhanh hơn, cơ chế thí điểm sandbox được chuẩn bị lâu quá. Muốn phát triển khoa học công nghệ, muốn thử cái mới, phát triển mô hình mới phải có cơ chế thử nghiệm để làm” - ông Cấn Văn Lực lưu ý.
Ở một góc nhìn khác, bà Minh Đặng cho rằng, để Việt Nam trở thành cường quốc về sản xuất cần xây dựng được hệ sinh thái đầy đủ cho các doanh nghiệp FDI lớn. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhiều hỗ trợ về dòng vốn và nhân lực. Bà kỳ vọng Chính phủ tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế để tạo niềm tin. Với doanh nghiệp, cần phải tinh gọn để sống sót qua giai đoạn khó khăn này, với những ngành nghề đã có sự phục hồi thì phải nắm bắt được thời cơ vì Việt Nam đang đứng ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế phục hồi.
ĐẠI SỨ PHẠM QUANG VINH - NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO: Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ngoại giao kinh tế Thế giới trong năm 2023 và hướng tới 2024 tiếp tục chuyển đổi trong bối cảnh bất ổn, khó lường nhưng cũng có những chuyển dịch và những tín hiệu mới mà theo đó có thể tạo ra những cơ hội, động lực mới từ những chính những thách thức và chuyển dịch phức tạp đó. Trong đó, câu chuyện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, hướng tới bền vững, tin cậy hơn được nhấn mạnh. Điều này không chỉ đòi hỏi Việt Nam phải tập trung vào chính sách, khung chính sách mà còn phải có kế hoạch triển khai bằng hành động cụ thể. Đồng thời Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại, nhất là ngoại giao kinh tế, để làm sao có được quan hệ chính trị tốt, quan hệ kinh tế tốt, quan hệ nhiều mặt tốt đẹp với tất cả các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như chúng ta đã làm trong thời gian qua. Cuối cùng, Việt Nam phải làm sao nâng cao được năng lực của quốc gia để có thể đón được, hấp thụ được những cơ hội đó. TS. DORSATI MADANI - CHUYEN GIA KINH TẾ CAO CẤP CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM: Tương lai của Việt Nam là số, là xanh Có thể nhìn thấy, tương lai của Việt Nam là số, là xanh. Việt Nam có nhiều cơ hội huy động nguồn lực từ kinh tế xanh như trái phiếu xanh, thu thuế carbon, thuế bảo vệ môi trường, … Để có được tương lai này thì cần phải có những chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô phù hợp. Tất nhiên yếu tố quan trọng hơn là người dân, lớp trẻ cần phải có những kiến thức hiểu biết cần thiết và đòi hỏi cần tiếp tục thu hút được vốn FDI trong các dự án công nghệ cao. Qua đó, giúp Việt Nam xây dựng được năng lực, hướng tới mục tiêu là một quốc gia phát triển, có thu nhập cao. Cần làm sao không chỉ phối hợp chính sách mà ở khu vực công và khu vực tư cũng phải có những hành động để hấp thụ những cơ hội liên quan đến tài chính xanh. Đồng thời cũng cần phải tập trung phát triển khối tư nhân, các doanh nghiệp địa phương thực sự mạnh mẽ hơn nữa. Tôi tin rằng Việt Nam đang có một tương lai rất đẹp. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接