Cuộc thi sáng tạo thanh,ơidậytiềmnăngsngtạotrẻtỷ số úc hôm nay thiếu niên, nhi đồng ở tỉnh Hậu Giang đã thật sự lớn mạnh và thu hút ngày càng nhiều đối tượng trẻ tham gia. Với những ý tưởng đột phá, táo bạo đã giúp các em sáng chế ra những sản phẩm khoa học có tính ứng dụng tốt trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng.
Ban Tổ chức cuộc thi trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân, tập thể có sản phẩm dự thi đạt giải cấp toàn quốc năm 2016.
Từ khi cùng với bạn học cùng lớp là Trần Văn Thương sáng tạo thành công sản phẩm máy phát hiện rác biết nói (đạt giải đặc biệt trong cuộc thi cấp khu vực tổ chức tại tỉnh Đồng Nai) thì đến nay, em Nguyễn Ngọc Diệp, học sinh lớp 11TN2, Trường THPT Vị Thủy, huyện Vị Thủy, đã trở nên vững vàng hơn. Để rồi tự mình nghiên cứu tiếp ý tưởng chế ra bể xử lý nước mặn thành nước ngọt để tham gia tiếp vào cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng lần IV năm 2017 sắp tới.
Bởi từ lâu, em luôn mong muốn góp chút sức mình để tạo ra nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho những hộ dân đang sinh sống trong những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn hàng năm của tỉnh. Em Nguyễn Ngọc Diệp chia sẻ: “Sau khi em trúng tuyển vào lớp 10 thì cũng chính là lúc em được thầy cô bồi dưỡng kiến thức để bắt tay vào nghiên cứu khoa học bằng việc thực hiện các ý tưởng độc đáo của mình, tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng thiết thực, góp phần phục vụ cuộc sống con người”.
Có thể nói, nhờ công tác triển khai, phối hợp chặt chẽ đồng bộ và có hiệu quả của các đơn vị tổ chức nên lực lượng thanh, thiếu niên, nhi đồng, nhất là các em học sinh THPT trên địa bàn tỉnh hưởng ứng khá đông đảo. Theo ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, tiếp bước sau 3 năm đồng hành cùng cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng, hòa với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, chinh phục kiến thức từ nhà trường cho đến thực nghiệm trong cuộc sống thì các em học sinh đã khẳng định được vị trí và năng lực, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Bà Trịnh Thị Trúc Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, thông tin: “Kể từ năm 2014 đến nay, trường luôn phát động cuộc thi sáng tạo khoa học và các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Đồng thời, ý tưởng sáng kiến của các em học sinh ngày càng nhiều, có hướng phát triển mở rộng thuộc tất cả các lĩnh vực từ sản xuất nông nghiệp đến đời sống xã hội và luôn chú trọng sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường để làm ra sản phẩm góp phần phát triển bền vững kinh tế tỉnh nhà”.
Ông Phạm Hồng Thái, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, đánh giá: Mỗi năm, cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng đều khép lại với những thành tích tốt đẹp. Điều này, chứng minh rằng tiềm năng sáng tạo, phát minh của các em học sinh trong tỉnh còn rất lớn, rất phong phú và đa dạng. Đồng thời, các em đều có quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm và luôn có tính sáng tạo mới, đột phá trong nghiên cứu khoa học. Vì vậy, Ban tổ chức cuộc thi của tỉnh luôn tạo điều kiện tốt, hỗ trợ thiết thực để khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các em học sinh, nhằm tạo nên các sản phẩm có tính ứng dụng phổ biến rộng rãi cho cuộc sống.
“Đây không chỉ là tiền đề xây dựng kiến thức, bồi đắp ước mơ xây tương lai cho các em học sinh, mà còn là điều kiện tốt để giúp người dân có thêm điều ứng dụng sáng kiến khoa học vào trong sản xuất, nhằm vực dậy kinh tế địa phương, ổn định cuộc sống gia đình”, ông Thái nhấn mạnh.
Mỗi năm, cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng ở tỉnh Hậu Giang có những điểm mới tích cực và thành tích vượt bậc khác nhau. Từ 1 giải ba cấp toàn quốc trong lần đầu tiên tỉnh tham gia cuộc thi vào năm 2014 thì sang năm 2015, tức là lần thứ 2 tham gia, Hậu Giang đã đạt 2 giải ba, 2 giải khuyến khích. Riêng năm 2016 có 1 sản phẩm đạt giải nhì, 2 sản phẩm đồng giải ba và 1 sản phẩm đạt giải khuyến khích trong cuộc thi cấp toàn quốc (tổ chức tại Hà Nội). Đặc biệt, các sản phẩm đạt giải cấp toàn quốc trong những năm qua, đều có tính ứng dụng thực cao, phù hợp với tình hình kinh tế tỉnh nhà. Nổi bật như: sản phẩm “Trái nổi báo nước mặn” của nhóm học sinh Lê Thị Hồng Gấm, Lê Phúc Hưng, lớp 10CB2, Trường THPT Chiêm Thành Tấn, thành phố Vị Thanh; sản phẩm “Bẫy bắt ruồi vàng” của em Phạm Nguyễn Bảo Duy, lớp 3A Trường Tiểu học Đông Phú I, huyện Châu Thành… |
Bài, ảnh: CHÍ CÔNG