当前位置:首页 > Cúp C2

【köln đấu với freiburg】Châu Âu nỗ lực tìm nguồn năng lượng thay thế than đá

chau au no luc tim nguon nang luong thay the than da

Than đá- nhiên liệu hóa thạch sắp được thay thế tại châu Âu.

Tuy nhiên đối với môi trường,âuÂunỗlựctìmnguồnnănglượngthaythếthanđáköln đấu với freiburg khai thác than đã làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng, là một nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Chính vì thế, các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, đang hướng đến việc tìm nguồn năng lượng mới thay thế cho than đá.

Thực tế đang cho thấy rằng, những nước châu Âu phụ thuộc vào than đá để phục hồi và phát triển kinh tế phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn tới nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng cao. Các chuyên gia môi trường đã lên tiếng chỉ trích những nước sản xuất than đá lớn như Ba Lan, Đức vẫn tiếp tục khai thác và đốt than trong các nhà máy nhiệt điện. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã yêu cầu chấm dứt trợ cấp tài chính cho ngành khai thác than đá. Dưới sức ép của dư luận, các ngân hàng, các nhà quản lý vốn, các hãng bảo hiểm và hãng công nghiệp châu Âu đang từ bỏ dần lĩnh vực này. Theo nhận định của giới chuyên gia, có lẽ cần vài chục năm nữa để tất cả các nước châu Âu hoàn toàn rời bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch này.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Economist Intelligence Unit (Anh), nhu cầu sử dụng than đá đang sụt giảm nhanh chóng ở châu Âu. Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA) ước tính đến năm 2030, mức tiêu thụ than đá chỉ chiếm 12% tại lục địa này.

Hiện nay, Anh, Pháp, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha là những quốc gia châu Âu tiên phong trong việc sớm loại bỏ than đá ra khỏi các chính sách phát triển năng lượng của quốc gia, cắt giảm đầu tư vào ngành công nghiệp than và đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than. Trong số đó, Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Để có được vị trí này, Chính phủ Phần Lan đã tuyên bố kế hoạch ngưng sử dụng than đá trước năm 2030. Đây cũng là một phần trong mục tiêu đầy tham vọng, cắt giảm ít nhất 80% phát thải khí nhà kính trước năm 2050 của Chính phủ nước này.

Hiện tại, Phần Lan chỉ duy trì 8% năng lượng từ than đá, hầu hết được nhập khẩu từ Nga. Còn lại, năng lượng tái tạo và hạt nhân lần lượt đóng góp 45% và 35%. Hướng tới đến năm 2050, Phần Lan sẽ sản xuất năng lượng phi carbon như năng lượng sinh học hoặc năng lượng tái tạo. Còn tại Anh, nước này đã thường xuyên đóng cửa nhà máy nhiệt điện chạy than và chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hoặc khai thác các trạm điện gió biển. Hiện nay, ngành năng lượng của nước Anh chỉ phụ thuộc vào than ở mức 9%.

Nhìn chung, hiện Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo từ 8,5% lên 20% và giảm mạnh lượng khí thải. Để đạt mục tiêu này, các nước EU áp dụng chế độ cấp hạn ngạch khí thải cho các ngành công nghiệp. Theo đó, đến năm 2020 tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đều phải mua giấy phép hạn ngạch khí thải, trừ một số ngành như luyện kim, xi-măng, hóa chất. Các tính toán cũng cho thấy rằng, vào năm 2030 và 2036, việc xây dựng một nhà máy năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ có chi phí rẻ hơn giữ lại một mỏ than cũ.

Ngoài ra, hiện Ủy ban châu Âu (EC) cũng đang bắt tay vào dự án “Gói năng lượng tham vọng” với cam kết hỗ trợ phù hợp cho các khu vực hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành khai thác than. Sáng kiến của EC có thể sẽ không chỉ tập trung vào các khía cạnh xã hội và tài chính, mà còn đẩy mạnh nghiên cứu, sáng chế và phát triển công nghệ mới, trong đó có công nghệ sạch trong ngành than.

分享到: