【7m.cn.livecore】‘Không về quê thì chẳng còn gì là Tết’
Nhiều người cho rằng,ôngvềquêthìchẳngcòngìlàTế7m.cn.livecore việc ăn Tết ở đâu là vấn đề không quá lớn nhưng nếu giải quyết, xử lý không khéo léo có thể gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Quyết định không về quê ăn Tết của vợ tác giả bài viết trên đã bị nhiều người phản đối.
Bạn đọc Dinh viết: “Tết mà không về quê thì chẳng có gì là Tết. Gần 365 ngày ở Hà Nội rồi, gia đình bạn nên về thôi”.
Độc giả Quang cũng đồng tình khi cho rằng: “Ngày Tết là ngày đoàn viên. Bạn ở chung cư cả năm, thờ cúng là việc cả đời chứ đâu phải mấy ngày Tết mới trọn tâm linh. Theo mình nghĩ, gia đình bạn nên về nhà nội, rồi mùng 2 ra nhà ngoại cho đẹp cả đôi đường”.
Theo anh Quang, Tết nên vui vẻ, đầm ấm nếu để cãi nhau, chia rẽ sẽ không hay. Người già không cần gì ngoài việc được nhìn thấy các con, cháu sum họp mấy ngày Tết.
Độc giả ký tên Alex lại cho rằng, Tết ở chung cư Hà Nội rất vắng vẻ, đìu hiu.
“Cứ tưởng tượng khi còn ở trọ, mọi người lũ lượt về hết còn mỗi mình thì tủi thân thế nào. Lúc đó, bạn chỉ muốn lao ra bến xe bến tàu để về quê. Nỗi buồn tủi lớn nhất của con người là không còn quê để về”.
Độc giả Đặng Huy khá gay gắt khi nói đến vấn đề này. Anh nhấn mạnh: “Các anh chị sợ nhà lạnh mà lại không nghĩ đến cha mẹ già của mình lạnh lòng. Cả năm bạn đi làm, về quê được 1, 2 lần, có đúng ngày Tết được nghỉ lâu hơn một chút lại không về. Đến khi cha mẹ già, mất lại khóc. Con của các anh chị đi học hay đi xa, anh chị có nhớ không ạ? Đến khi về già anh chị hiểu điều đó thì muộn rồi”.
Tuy nhiên phần lớn ý kiến lại cho rằng, người vợ trong bài viết trên đã có quyết định hợp tình, hợp lý.
Bạn đọc Phan Tú viết: “Quan điểm của vợ bạn rất chuẩn. Ngày Tết, cô ấy phải ở nhà trông nom nhà cửa, hương khói. Năm đầu tiên có nhà, cả nhà bạn phải sum vầy là đúng rồi. Vả lại cô ấy có kế hoạch về quê nội, ngoại trước Tết là cũng chu đáo”.
“Cô ấy suy nghĩ rất thấu đáo, chỉ là do mẹ chồng quá khắt khe. Mẹ bạn nói vợ bạn không về cũng được nhưng bạn và 2 đứa con phải về. Như thế mẹ bạn chẳng xem vợ bạn là người nhà, coi như người dưng. Vợ bạn đã bị coi như người dưng thì cô ấy sẽ đối đãi với bà thế nào đây?”, một độc giả khác đồng tình.
Bạn đọc Liễu Ngô cho rằng, gia đình người chồng trong bài viết quá cổ hủ, lạc hậu.
“Ngay khi chưa có nhà mà bạn đã đối xử với gia đình nhà vợ không công bằng (2 năm một lần, vợ và 1 con trai mới về ăn Tết bên ngoại). Ngày trước đi ở nhà thuê, Tết về quê là phù hợp. Nay vợ chồng đã mua được nhà, phải ở nhà của mình là hợp tình hợp lý. Bao giờ bạn mới "làm chủ" cái gia đình của bạn được đây?”.
Tương tự, nữ bạn đọc ký tên Thơm cũng dành nhiều lời khen cho người vợ: biết lo toan và chu đáo.
“Đối với việc năm nào cũng về quê ăn Tết như vậy mà năm nay lại khác thì là một sự thay đổi. Nhưng đây là sự thay đổi tốt hơn thì anh không phải băn khoăn”, nữ độc giả bình luận.
Không chỉ ủng hộ người vợ, độc giả Hùng lại dành lời trách người chồng trong bài viết. Anh viết: “Bạn trẻ này hơi thiếu kỹ năng sống. Mách gia đình mình về việc vợ không muốn về quê ăn Tết là sai lầm nghiêm trọng. Quan hệ giữa 2 vợ chồng là đối nội, quan hệ với 2 bên nội, ngoại là đối ngoại. Hai vợ chồng phải thống nhất với nhau rồi mới công bố ra ngoài. Thuyết phục vợ là một nghệ thuật, anh phải cần nhiều thời gian”.
Anh đưa ra giải pháp: “Năm đầu tiên mua nhà, bạn cứ để vợ ăn Tết Hà Nội. Với người ngoại tỉnh ở lại Hà Nội ăn Tết thì không vui lắm đâu, sang năm chán cô ấy sẽ tự xin về quê. Anh nên chịu khó nghĩ thêm nhiều ''thủ đoạn'' nữa để vợ tự giác về”.
“Xã hội đang thay đổi, bố mẹ bạn là người cần phải thích nghi. Việc ăn Tết ở đâu không quan trọng bằng tình yêu thương giữa con người với nhau. Chỉ là một việc nhỏ như vậy mà dẫn đến các mối quan hệ trong gia đình bạn thay đổi thì không đáng chút nào.
Vai trò của bạn ở đây rất quan trọng! Mong là bạn sẽ tìm được cách cân bằng mọi thứ”, độc giả Hiệp Hoàng cũng dành lời khuyên cho người chồng.
Lý do dịch bệnh đã khiến độc giả Thanh Hà đồng tình với người vợ. Chị viết: “Trong hoàn cảnh dịch Covid-19 này, các bạn cứ ở nhà, miễn tiếp khách là thượng sách”.
Không chỉ có những người trẻ, nhiều người đã lên chức “ông, bà” cũng “hiến kế” cho tác giả bài viết. Bà Phúc chia sẻ: “Tôi cũng có con dâu. Năm ngoái, vợ chồng con mua được nhà nhưng cũng tính về quê ăn Tết với cha mẹ hai bên. Vợ chồng tôi khuyên, có nhà mới, các con nên ở lại lo Tết cho ấm cúng căn nhà, để thuận lợi trong làm ăn và mạnh khỏe cho các cháu”.
Nhiều độc giả đều cho rằng, ăn Tết ở đâu không quá quan trọng. Điều cần nhất là con cái phải thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc cha mẹ. Vào ngày Tết, họ có thể chọn địa điểm để ăn Tết tùy vào điều kiện kinh tế, sức khỏe… để cả nhà cùng thoải mái, vui vẻ.
Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: [email protected]. Trân trọng cảm ơn.
相关文章
Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
Ngày 18/9, tại trụ sở VKSND tỉnh Đắk Nông đã diễn ra lễ công bố quyết định2025-01-13Chiếc ô tô SUV đẹp long lanh giá 288 triệu đồng vừa ra mắt của Kia có gì hay?
Việc Kia "ấp ủ" dự định ra mắt chiếc SUV nhỏ gọn mới cho thị trường Ấn Độ vốn là một bí2025-01-13Xe điện eSH 2020 bất ngờ tăng giá sau 9 ngày ra mắt
Hôm 11/1 vừa qua, hãng xe điện Việt Nam PEGA đã ra mắt chiếc xe điện mang t&ecir2025-01-13Đẹp long lanh, giá chỉ từ 315 triệu, chiếc ô tô 7 chỗ này bán ‘veo’ 15 nghìn chiếc/tháng
Tháng 1/2020, Kia đã ghi nhận doanh số kỷ lục cho chiếc SUV tầm trung Seltos tại thị t2025-01-13Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
Tối 5/8, Công an quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) đang phối hợp với các đơn vị2025-01-13AMD thông qua chủ trương sáp nhập vào GAB
FLC Stone trúng thầu cung cấp và thi công đá hạ tầng nhiều công tr&2025-01-13
最新评论