World Cup

【ket qua tran dan mach】Hành động can đảm của Mẹ

字号+ 作者:Empire777 来源:La liga 2025-01-10 23:37:25 我要评论(0)

Từ năm 1964 đến năm 1969, Vinh Phú cùng với các xã Phú Xuân, Phú Lương, Phú Hồ, Phú Đa, Vinh Thái (q ket qua tran dan mach

Từ năm 1964 đến năm 1969,ànhđộngcanđảmcủaMẹket qua tran dan mach Vinh Phú cùng với các xã Phú Xuân, Phú Lương, Phú Hồ, Phú Đa, Vinh Thái (quận Phú Thứ) được coi là vùng “Việt cộng”. Vì là vùng “Việt Cộng”, cho nên bom tạ, bom tấn, đại pháo các loại của Mỹ tha hồ bắn phá bất cứ lúc nào chúng muốn. Bởi vậy,  gia đình nào cũng phải có ít nhất là một hầm trú ẩn để núp đạn bom (hay còn gọi là hầm máy bay). Có nhà có hai hầm để phân tán gia đình, lỡ hầm này bị trúng pháo, trúng bom thì còn người ở hầm khác. Gia đình tôi cũng có hai hầm. Dân quê tôi thường dựa vào thế đập quanh vườn để làm hầm, bên trong dùng bờ lô sắp chồng để làm tường hầm, trên hầm phải lấp đất dày ít nhất 2 mét. Ban đêm, dân phải ngủ trong hầm đề phòng bom đạn bất thường của Mỹ bắn phá. Nói là hầm máy bay nhưng cũng chỉ để tránh mảnh bom và đạn pháo loại nhẹ, bởi không may bom rơi trúng thì hầm kiểu gì cũng trở thành hố với đường kính hàng chục mét.

Ba tôi lúc đó là một giáo viên ăn lương của chính phủ Sài Gòn, bỗng dưng tham gia Việt Cộng nên có ảnh hưởng rất lớn đối với các tầng lớp Nhân dân địa phương, đặc biệt là các thế hệ học trò của ông đã trưởng thành trong giai đoạn đó. Cho nên, gia đình tôi “được” ngụy quyền địa phương đặc biệt “quan tâm”.

Với chính sách tìm diệt “Việt Cộng”, chính quyền ngụy thường tổ chức hành quân càn quét liên tục. Mỗi lần có cuộc hành quân, ông nội thường dẫn anh tôi (hồi đó khoảng 9, 10 tuổi), còn mẹ tôi bồng em út 1 tuổi chạy trốn đi nơi khác để tránh bị địch bắt làm con tin.  Còn tôi (khoảng 8 tuổi) và hai đứa em còn lại đang nhỏ nên thường ở nhà với bà nội.

Một hôm, khoảng vào năm 1965, có một cuộc càn quét rầm rộ của ngụy quân. Trên trời máy bay lượn liên hồi, hải thuyền thì giăng đầy dưới sông, súng nổ râm ran liên tục. Bà nội, tôi và hai em đang núp trong hầm máy bay thì một “ông Việt Cộng” mặc bộ áo quần bà ba màu đà chui vào hầm với thái độ gấp gáp. Chúng tôi quá sợ, nhưng bà nội tôi bình tĩnh xếp cho ông chỗ ngồi sâu trong góc tối. Khoảng 5 phút sau thì lính ngụy rầm rập ập tới và hét to:

- Có ai trong hầm không?

- Dạ có - bà nội tôi nói to.

- Ra ngoài hết, mau lên!

Bà nội tôi lom khom chui ra trước. Vừa chui ra, miệng bà liên hồi kêu bọn chúng tôi ra theo và trách mắng chúng tôi xả rác bừa bộn, còn hai tay bà thì lùa đất cát như làm bằng phẳng lại nền đất và lượm rác dọn vệ sinh cửa hầm, nhưng thực chất là xóa dấu vết mới chạy vào của “ông Việt Cộng”.

Khi bà và ba anh em tôi ra ngoài, một người lính hét to:

- Còn ai nữa không, có người mới chạy qua đây?

Bà nội tôi quả quyết:

- Dạ không, không còn ai hết, mấy mệ cháu tui đủ đây rồi.

Mấy người lính đi cùng nói xen vào:

- Nện một quả lựu đạn cho nó chết ngỏm trong luôn.

Bà tôi chấp hai tay vái lạy liên tục, miệng nói to van xin, nài nỉ liên hồi:

- Lạy mấy các ông, đừng đôi lựu đạn mà sập hầm, mệ cháu tui không biết núp bom đạn chỗ mô, lạy các ông, xin lạy các ông!

Sau một lúc quát tháo, hỏi gắt, bà tôi nhất quyết cam đoan:

- Nếu trong hầm có người thì mấy ông cứ bắn hết mệ cháu tui đi.

Người lính cầm súng chĩa vào hầm bắn một loạt đạn làm anh em tôi đinh tai, điếc óc và khiếp sợ vô cùng. Tuy tôi còn nhỏ nhưng đã ý thức được giặc và ta và sợ nhất là “ông Việt Cộng” đó ra ngoài thì... May thay, trong hầm vẫn im lìm. Một lúc sau, tốp lính chửi thề và tự hỏi không hiểu vì sao tên “Việt Cộng” mới đó thoát đi đâu. Chúng tiếp tục lùng sục sang các nhà bên, xung quanh xóm.

Cuộc hành quân tìm diệt Việt Cộng rồi cũng qua đi, lính ngụy đã đi sang làng khác, tình hình yên ổn trở lại. Bà nội tôi lúc đó mới hiểu “ông Việt Cộng” ấy đã tìm cách thoát giặc. Thì ra, do bị bao vây truy đuổi quá gấp, ông cùng đường nên chui vào hầm của dân để nhờ cưu mang che chở. Quả thật, niềm tin dân sẽ bảo vệ cán bộ cách mạng không phụ lòng ông. Bà nội tôi đã nhanh trí, can đảm, dám đem cả sinh mệnh của gia đình ra bảo đảm để cứu cán bộ “Việt Cộng”. Bà tôi đoán chắc bọn lính không dám chui vào hầm vì miệng hầm chật chội, mà quanh người chúng súng đạn lỉnh kỉnh, trong hầm thì tối om om, đường dẫn vào hầm làm theo kiểu chữ z, nếu bắn vào đạn chỉ găm ở miệng hầm, còn trong sâu thì vẫn an toàn, chỉ sợ chúng ném lựu đạn vào hầm nên bà tôi phải lạy lục van xin liên tục. Còn ông “Việt Cộng” khi nghe loạt đạn kinh hoàng mà đừng chui ra thì bình an vô sự.

Chuyện xãy ra đã 50 năm mà tôi vẫn còn nhớ như in, cô em gái kế tôi, thua tôi hai tuổi mà vẫn còn nhớ chuyện đó. Bà nội chúng tôi đã qua đời năm 1979, bà chỉ có hai người con trai, cả hai đều tham gia cách mạng và hy sinh, bà được Nhà nước truy phong Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Chúng tôi thương yêu bà vì tình thâm ruột thịt đã đành, kính trọng bà không chỉ bà được phong danh hiệu Anh hùng mà chính là bởi những hành động can đảm của bà. Bà còn là bà mẹ ân cần, chăm sóc bộ đội, đặc biệt là thương binh trong thời kỳ quê tôi được xem là căn cứ địa cách mạng.

Nhân ngày kỷ niệm Ngày giải phóng quê hương 26/3, kể lại chuyện này tôi muốn tri ân bà nội chúng tôi và cũng là tri ân nhiều bà mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc.

Hồ Viết Tư

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao

    Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao

    2025-01-10 22:44

  • Thủ tướng: Phải giữ vững và mài sắc hơn 'Thanh bảo kiếm'

    Thủ tướng: Phải giữ vững và mài sắc hơn 'Thanh bảo kiếm'

    2025-01-10 22:32

  • Hà Nội: Đề xuất cho xe khách, taxi, xe buýt hoạt động từ 13/10

    Hà Nội: Đề xuất cho xe khách, taxi, xe buýt hoạt động từ 13/10

    2025-01-10 21:24

  • Sông Lam Nghệ An công bố hai ngoại binh mới

    Sông Lam Nghệ An công bố hai ngoại binh mới

    2025-01-10 21:17

网友点评