Vượt kế hoạch cả năm
Báo cáo của Bộ GTVT cho thấy: Đến cuối năm 2015, việc cải tạo nâng cấp 1.394 km QL1 và 419 km đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã cơ bản hoàn thành bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) kết hợp nguồn vốn xã hội hóa với tổng mức vốn đầu tư lên tới hơn 116.000 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 15-11-2013, Quốc hội khoá XIII, Kỳ họp thứ 6 đã thông qua Nghị quyết số 65/2013/QH13 phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 cho các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên làm cơ sở để triển khai thực hiện.
QL1 bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) có tổng chiều dài 2.302 km. Chính phủ đã thông qua Đề án đầu tư mở rộng QL1 đoạn từ Hà Nội - Cần Thơ với chiều dài 1.948 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, trong đó, tại thời điểm trước khi triển khai, trên đoạn tuyến này đã mở rộng và xây dựng tuyến tránh được 554 km, còn lại 1.394 km được đầu tư xây dựng mở rộng thông qua 41 dự án.
Cụ thể, đoạn Hà Nội - Thanh Hóa dài 133 km đã hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2013. Đoạn Thanh Hóa - Vũng Áng (Hà Tĩnh) dài 302 km, trong đó 21 km đã mở rộng và xây dựng tuyến tránh; còn lại 281 km được chia thành 8 dự án triển khai mở rộng bằng vốn NSNN. Đến nay, các dự án đã được hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 1-2015.
Đối với đoạn Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Cần Thơ dài 1.513 km, trong đó: 269 km đi qua trung tâm các tỉnh, thành phố đã được mở rộng với quy mô 4 làn xe cơ giới và 131 km/13 tuyến tránh đã được xây dựng; còn lại 1.113 km được chia thành 32 dự án, tổng mức đầu tư (TMĐT) 80.988 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, toàn bộ các dự án liên quan đều đã hoàn thành.
Bộ GTVT đánh giá: Đến cuối năm 2015, tất cả các dự án mở rộng QL1 cơ bản đã hoàn thành sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra.
Về dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, Chính phủ đã thông qua phương án đầu tư nâng cấp với chiều dài 663 km đi qua 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước. Tại thời điểm trước khi triển khai, trên đoạn tuyến này, đã mở rộng được 244 km với quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Còn lại 419 km được chia thành 12 dự án/TMĐT 16.975 tỷ đồng.
Trong đó, 11 dự án do Bộ GTVT là cấp có thẩm quyền đầu tư, 1 dự án do UBND tỉnh Đắk Nông là chủ quản đầu tư. Đến nay, 11/11 dự án do Bộ GTVT quản lý đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng từ tháng 7-2015 với tổng chiều dài là 419 km, sớm hơn 1,5 năm so với kế hoạch đề ra.
Tiết giảm hơn 17 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ GTVT: Các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đều được đầu tư bằng vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ và vốn đầu tư của doanh nghiệp (theo hình thức BOT) với tổng mức vốn là 116.670 tỷ đồng/51 dự án.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ GTVT đã rà soát tất cả các dự án đầu tư theo hình thức BOT và các dự án đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ; điều chỉnh thiết kế cho phù hợp; sử dụng biện pháp tổ chức thi công hợp lý.
Đồng thời, Bộ GTVT cũng đã phối hợp với các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, rút ngắn thời gian thi công; tiết kiệm 5% dự toán theo cơ chế chỉ định thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn vốn trái phiếu Chính phủ. Nhờ vậy, Bộ GTVT tính toán đã tiết giảm so với tổng mức vốn dự kiến ban đầu khoảng 17.082 tỷ đồng.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên theo Bộ GTVT, các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên vẫn còn không ít tồn tại. Đó là, công tác giải phóng mặt bằng tuy đã được hoàn thành sớm, nhưng trong quá trình triển khai, vấn đề rung nứt nhà dân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án.
Về quản lý kỹ thuật, chất lượng, bên cạnh đa số các dự án có chất lượng tốt, ở một số dự án vẫn còn hiện tượng hằn lún vệt bánh xe; hư hỏng lớp bê tông nhựa mặt đường; một số vị trí cầu mới đoạn qua Bình Định, Khánh Hòa còn chênh cao so với cầu cũ…
Thời gian tới, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến kết nối, đường tránh đô thị để khai thác hiệu quả toàn tuyến QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các quy định, cơ chế, chính sách để thực hiện huy động vốn ngoài ngân sách cho các dự án lớn, đặc biệt là trong việc thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công- tư (PPP).
顶: 4291踩: 24
【bxh bd seria】Nhiều dự án giao thông “cán đích” sớm
人参与 | 时间:2025-01-25 00:20:12
相关文章
- Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- Tích cực đầu tư điện cho công nghiệp
- Ninh Thuận: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế
- Điều tra vụ thiếu nữ 16 tuổi bị quây đánh hội đồng và quay clip
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Cô giáo Mỹ bị bắt giữ vì nhiều lần quan hệ với học sinh 17 tuổi
- Cà Mau: Nhiều chỉ tiêu kinh tế
- Thí sinh Hoà Bình được nâng 26,45 điểm có tới 2 điểm 0 sau khi chấm thẩm định
- Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- Hà Nội nâng cao chất lượng chất vấn, phấn đấu đạt mục tiêu nhiệm kỳ
评论专区