Infographics: Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên 1,ânsáchnhànướcnămướctănghơnsovớidựtoákèo u23 châu a hôm nay96 triệu tỷ đồng Thu ngân sách cả năm ước vượt 10,1% dự toán Năm 2025: Dự toán chi 790,7 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển |
Ước bội chi giảm khoảng 10 nghìn tỷ đồng so dự toán
Theo Bộ Tài chính, nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục bất ổn, phát sinh nhiều khó khăn, thách thức lớn. Ở trong nước, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm; sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực vẫn còn khó khăn; áp lực lạm phát gia tăng do biến động tăng của tỷ giá, điều chỉnh giá điện, tiền lương,…
|
Trong bối cảnh đó, phát huy vai trò của chính sách tài khóa, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, đã ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các chính sách tài khóa miễn giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, phân bổ sử dụng nguồn lực chi NSNN tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên.
Thu ngân sách trung ương và địa phương đều tăng Bộ Tài chính đánh giá thực hiện cả năm thu NSNN ước đạt 1.873,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so dự toán Quốc hội giao, tăng 6,8% so với thực hiện năm 2023. Trong đó thu ngân sách trung ương ước tăng khoảng 100-110 nghìn tỷ đồng so dự toán; thu ngân sách địa phương tổng thể ước tăng khoảng 60-70 nghìn tỷ đồng so dự toán. |
Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tích cực, 9 tháng tăng 6,82%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; thu NSNN đạt khá và tăng trưởng so cùng kỳ, bội chi NSNN và nợ công được quản lý chặt chẽ, góp phần củng cố an ninh tài chính quốc gia.
Dự toán thu NSNN năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Trên cơ sở 9 tháng thực hiện thu NSNN ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán, tăng 17,9% so cùng kỳ năm 2023, Bộ Tài chính đánh giá thực hiện cả năm thu NSNN ước đạt 1.873,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so dự toán Quốc hội giao, tăng 6,8% so với thực hiện năm 2023. Trong đó thu ngân sách trung ương ước tăng khoảng 100-110 nghìn tỷ đồng so dự toán; thu ngân sách địa phương tổng thể ước tăng khoảng 60-70 nghìn tỷ đồng so dự toán. Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt khoảng 16,5%GDP, riêng thu thuế, phí đạt 13,1%GDP.
Về chi NSNN, ước cả năm chi NSNN đạt 2.281,7 nghìn tỷ đồng, tăng 162,3 nghìn tỷ đồng ( tăng 7,7%) so dự toán, chủ yếu từ nguồn ước vượt dự toán thu.
Căn cứ khả năng thu và đánh giá chi NSNN cả năm nêu trên, dự kiến bội chi NSNN ước thực hiện khoảng 389,4 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 3,4%GDP ước thực hiện, giảm khoảng 10 nghìn tỷ đồng so dự toán; trong đó, dự kiến bội chi NSTW ước bằng dự toán, bội chi NSĐP giảm khoảng 10 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do giảm chi đầu tư nguồn vốn vay của các địa phương.
Dự kiến đến cuối năm 2024, nợ công khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 33-34% GDP, nợ nước ngoài quốc gia khoảng 32-33% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21-22% tổng thu NSNN, đảm bảo trong phạm vi Quốc hội quyết định. Chủ động phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng hiệu quả ngân quỹ nhà nước, đảm bảo nguồn cân đối NSTW, thanh toán kịp thời các khoản trả nợ gốc đến hạn.
Tiếp tục siết kỷ cương tài chính, đồng hành cùng doanh nghiệp
Sở dĩ thu NSNN tăng do các chính sách hỗ trợ về thuế, phí đã đi vào cuộc sống, doanh nghiệp phục hồi đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngay từ đầu năm, Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo thực hiện tốt các Luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN; tăng cường công tác quản lý thu, thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đảm bảo hoàn thuế đúng quy định của pháp luật; tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, hiện đại công tác thu thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử,...
Sản xuất kinh doanh đang đà hồi phục, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: TL minh họa. |
Trong quá trình điều hành, để hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham mưu ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành đồng bộ các giải pháp chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Với các giải pháp đã triển khai, kết hợp với đà phục hồi của nền kinh tế đã tác động tích cực đến kết quả thu NSNN năm 2024.
Theo ước tính, dự kiến quy mô các gói chính sách giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2024 là khoảng 189,6 nghìn tỷ đồng (trong đó: giảm thuế, phí, lệ phí khoảng 94,9 nghìn tỷ đồng; gia hạn thuế và tiền thuê đất khoảng 94,7 nghìn tỷ đồng).
Kết quả thực hiện đến hết tháng 9 đã giảm, gia hạn khoảng 116,4 nghìn tỷ đồng (trong đó: giảm khoảng 68,7 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 47,7 nghìn tỷ đồng).
Với quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ dự toán ngân sách năm 2024, trong thời gian những tháng còn lại của năm 2024, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đã ban hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định, duy trì đà tăng trưởng và các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 đã đề ra, tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN, thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp quản lý thu, chống thất thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh theo quy định. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường quản lý thu. Tăng cường phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới.
Trong tổ chức điều hành chi NSNN, Bộ Tài chính kiên định việc chủ động, tiết kiệm chi NSNN, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm, tiết kiệm thêm 5% dự toán chi thường xuyên được giao. Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương, các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Để giữ vững an ninh an toàn tài chính quốc gia, Bộ Tài chính cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, giữ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Bố trí thanh toán trả nợ các khoản nợ gốc, lãi của NSNN kịp thời, đầy đủ, đúng hạn. Thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ theo tiến độ thu, chi và giải ngân đầu tư công, đảm bảo sử dụng nguồn vốn tiết kiệm, có hiệu quả.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế kiểm tra, giám sát giá cả, thị trường đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính trong lĩnh vực tài chính công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, tài sản công./.
Tiết kiệm thêm 5% dự toán chi thường xuyên được giao Bộ Tài chính cho biết, tiếp tục triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm, tiết kiệm thêm 5% dự toán chi thường xuyên được giao. Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương, các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia. |