【trận đấu millwall】Cắt giảm điều kiện kinh doanh ngành Công Thương: “Mạnh tay" nhưng đã thực chất?

cat giam dieu kien kinh doanh nganh cong thuong manh tayquot nhung da thuc chat

Nhiều DN bày tỏ lo ngại việc cắt giảm điều kiện kinh doanh trong thực tiễn khó suôn sẻ như tinh thần đề ra. Ảnh: N.Thanh

Doanh nghiệp phấn khởi

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đánh giá: Quyết định cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh của Bộ Công Thương có thể nói mang tính lịch sử khiến cộng đồng DN vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn đang ở trong giai đoạn xem xét, chưa thể đưa ra nhìn nhận chi tiết về những tác động của việc cắt giảm này. Mọi việc vẫn phải chờ xem triển khai thực tiễn như thế nào.

Ngoài dệt may, dịch vụ logistics cũng là ngành liên quan trực tiếp tới việc cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh vừa qua. Trong số 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm, có 5 điều kiện kinh doanh ngành dịch vụ logistics quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistics.

Cụ thể, về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu: Là DN có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam; có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: Là DN có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam; tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan khác: Là DN có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

Theo Hiệp hội DN Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), VLA hoan nghênh việc cải tiến thủ tục hành chính mạnh mẽ của Bộ Công Thương nhằm tạo thuận lợi cho các DN nói chung và DN kinh doanh dịch vụ logistics nói riêng. Ông Nguyễn Tương, Trưởng Văn phòng Đại diện tại Hà Nội của VLA cho biết: Đề nghị bãi bỏ điều kiện “có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu" có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với xu thế chung của việc phát triển logistics hiện nay là "tăng cường thuê ngoài". Hiện, tỷ lệ thuê ngoài ở Việt Nam mới đạt khoảng 35%- 40%. Bỏ điều kiện này, gánh nặng về đầu tư cho các công ty kinh doanh dịch vụ logistics sẽ giảm xuống khi phần lớn là công ty vừa vả nhỏ, năng lực tài chính khó khăn.

Đợi chờ thực tiễn

Mặc dù rất ủng hộ động thái “mạnh tay” cắt giảm điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương, tuy nhiên, nhiều DN bày tỏ việc cắt giảm cũng không nên quá đà, lấy số lượng mà phải “nhìn trước ngó sau” cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn và quy định của các tổ chức khác như WTO hay Cộng đồng kinh tế ASEAN…

Tiếp tục lấy ví dụ như trường hợp ngành dịch vụ logistics, về đề nghị cắt giảm điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: “Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam”, VLA đã đề nghị Bộ Công Thương cần cân nhắc tính toán kỹ việc loại bỏ Điều 6, Khoản 2 và Điều 7, Khoản 1 trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP vì việc hủy bỏ này liên quan tới Điều 235, Khoản 2 (“Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải”) và Điều 238, Khoản 2 (“Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế”) trong Luật Thương mại 2005.

Điều quan trọng hơn là việc hủy bỏ các quy định trên cũng đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam sẽ không được hưởng các giới hạn trách nhiệm theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam hay các giới hạn trách nhiệm trong Luật Hàng không Việt Nam, Luật Đường bộ Việt Nam, Luật Đường sắt Việt Nam và Luật Đường thủy nội địa Việt Nam. Từ đó, các các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam cũng sẽ không được hưởng các giới hạn trách nhiệm này theo pháp luật và thông lệ quốc tế. Hậu quả là, các nhà bảo hiểm sẽ tăng bảo hiểm phí cho trách nhiệm dân sự của các các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam, dẫn đến giá dịch vụ của Việt Nam sẽ có thể tăng lên đáng kể và trong chừng mực nào đó làm giảm khả năng cạnh tranh của các DN. “Thực chất đây không phải là điều kiện kinh doanh mà là nghiệp vụ kinh doanh - các nội dung chuyên môn mà DN cần thực hiện, không ảnh hưởng đến việc cản trở, gây khó khăn cho DN như chúng ta đang cần loại bỏ và dễ bị hiểu nhầm”, ông Tương phân tích thêm.

Ngoài lăn tăn vấn đề có những nội dung cắt giảm cần xem xét thêm, hiện nay hầu hết DN đều trong trạng thái thấp thỏm chờ xem quá trình cắt giảm trong thực tiễn như thế nào, có thực chất hay không. Thậm chí, có DN còn hoài nghi, Bộ Công Thương xóa bỏ điều kiện kinh doanh rồi có thể chuyển sang thành quy chuẩn. Thậm chí, quy chuẩn kỹ thuật có thể còn khắt khe, tác động mạnh hơn, hạn chế DN tham gia thị trường.

Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân-Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho hay: Việc quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn là một phương thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế. Điểm khác biệt giữa quản lý theo điều kiện kinh doanh hiện nay và theo quy chuẩn, kỹ thuật chính là tư duy quản lý nhà nước. Khi đặt ra điều kiện kinh doanh, tư duy quản lý nhà nước sẽ nặng về tiền kiểm. Theo đó, DN, người dân bắt buộc phải đến cơ quan nhà nước để thực hiện thủ tục hành chính. Ngược lại khi có tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng, công tác quản lý nhà nước sẽ thuận lợi hơn cho việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Với các quy chuẩn do nhà nước ban hành, người dân, DN không phải đến cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện thủ tục hành chính nữa mà tự động tuân thủ thực hiện. “Chính phủ hiện nay đang thể hiện một quyết tâm rất lớn. Chúng ta cũng đang dần dần chuyển từ tư duy, rồi đến cách thức quản lý theo hướng tích cực. Quan trọng là cần chỉ rõ ra những quy định nào đang cản trở DN. Chúng tôi sẵn sàng ghi nhận và lắng nghe. Đây là cả một quá trình thường xuyên và liên tục chúng ta cùng làm, miễn là tạo nên một môi trường kinh doanh vừa có tính cạnh tranh, an toàn”, ông Tân nhấn mạnh.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
下一篇:Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề