【thứ hạng của lion city sailors】Cam sành rớt giá mạnh, đâu là nguyên nhân?

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:35:05
Central Retail cam kết tiêu thụ hàng chục tấn cam sành cho nông dân Vĩnh Long Nhiều loại nông sản rớt giá

Những ngày vừa qua,ànhrớtgiámạnhđâulànguyênnhâthứ hạng của lion city sailors giá bán cam sành tại tỉnh Vĩnh Long nói riêng, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đang xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Cụ thể, trên nhiều tuyến đường tại TP. Hồ Chí Minh, giá cam loại 1 có giá 10.000 - 12.000 đồng/kg. Cam loại 2, 3 có giá 7.000 - 9.000 đồng/kg. Một số điểm bán xổ, cam cỡ nhỏ giá 5.000 - 6.000 đồng/kg.

Đến lượt cam sành rớt giá mạnh
Đến lượt cam sành rớt giá mạnh

Tại chợ đầu mối Bình Điền, giá cam sành cũng có nhiều mức giá từ 4.000 - 6.000 đồng/kg. Trong khi đó, năm ngoái, giá cam tại chợ vẫn ở mức 25.000 - 30.000 đồng/kg đối với loại 1 (2 - 5 quả/kg), cam hàng nhỏ, hàng dạt cũng neo giá 13.000 - 14.000 đồng/kg.

Tại các chợ dân sinh phía Bắc, giá cam sành vỏ xanh vẫn đứng ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg. Còn cam sành Hà Giang chỉ bán ở mức 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Đáng chú ý, theo Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long, từ sau Tết Nguyên đán 2023 đến nay, giá cam sành trên địa bàn huyện Trà Ôn có chiều hướng đi xuống. Hiện tại, các thương lái ở địa phương mua cam sành của người dân khoảng 200 tấn/ngày với giá từ 1.500 - 4.000 đồng/kg tùy loại. Trong đó, loại cam sành đã chín, vượt thời gian thu hoạch từ 1-2 tháng có giá từ 1.500 - 2.000 đồng/kg. Mức giá quá thấp này khiến người nông dân trồng cam sành đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng, phải chặt bỏ vườn cam.

Có thể thấy, với mức giá này, 1kg cam sành tại vườn ở Vĩnh Long chỉ mua được 1 cốc trà đá vỉa hè. Mức giá thấp kỷ lục được cho là chưa từng có từ trước đến nay. Nhiều nhà vườn cho biết, mức giá này còn rẻ hơn cả giá cam sành trong 2 năm dịch Covid-19 vừa qua.

Theo các chuyên gia, thông thường, các năm trước, vào thời điểm Tết Nguyên đán, giá cam thường giảm, qua Tết tăng trở lại. Nhưng năm nay, qua Tết, giá cam lại giảm, số lượng cam sành tới thời điểm hiện tại thu hoạch nhiều quá, cộng với lượng cam sành “dồn toa” thời điểm trước đó bà con chưa thu hoạch nên xảy ra ùn ứ.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho hay, đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Trà Ôn đang bị tồn đọng khoảng 60.000 tấn cam sành, huyện Tam Bình khoảng 10.000 tấn và huyện Vũng Liêm khoảng 10.000 tấn. Tính ra còn khoảng 80.000 tấn cam sành cần được tiêu thụ.

Ngay khi cam sành rớt giá mạnh, Central Retail đã triển khai chương trình “Đồng hành cùng nông dân” với cam kết tiêu thụ khoảng 25 tấn cam sành cho nông dân Vĩnh Long với giá thu mua tốt cho người nông dân với giá 10.000 đồng/kg. Nhà bán lẻ này đang áp dụng bán cam không lợi nhuận tại các hệ thống. Trong đó tại khu vực miền Nam, cam sành Vĩnh Long có giá bán 10.900 đồng/kg (giá bán đã bao gồm chi phí vận chuyển). Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giá 12.900 đồng/kg (giá bán đã bao gồm chi phí vận chuyển).

Tuy nhiên, theo Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, một mình hệ thống siêu thị này cũng khó lòng giải quyết được việc tồn đọng hàng vạn tấn cam hiện nay. Cần có sự tham gia của nhiều hơn các hệ thống phân phối, siêu thị khác nhằm góp phần để giá bán cam sành của nông dân tăng trở lại, giúp họ yên tâm sản xuất vụ mùa tiếp theo.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - nhận định, nguyên nhân ban đầu do diện tích trồng phát triển nóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng ở đây là không có đầu ra. Cam sành Vĩnh Long chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa, và chỉ dùng để vắt nước, mùa lạnh như này miền Bắc lại ít sử dụng.

“Cam của chúng ta cũng không xuất khẩu được. Nguyên nhân do hạt nhiều, xơ nhiều. Việc đưa vào chế biến cũng khó. Chỉ mỗi ăn tươi như cắt múi hoặc pha nước”,ông Nguyễn Như Cường thông tin.

Về giải pháp, ông Nguyễn Như Cường nêu, tới đây, chúng tôi sẽ đi kiểm tra xem nguyên nhân là gì để có những chỉ đạo cụ thể. Đồng thời, sẽ phối hợp với các địa phương tìm cách dải vụ, nhằm hạn chế sản lượng tập trung vào một thời điểm.

Cũng theo ông Cường, việc báo chí đưa các thông tin “làm giàu từ cây cam”, cây tỷ đô,… Trong khi đó, những thông tin mặt trái về các loại cây này thì lại không đưa và khiến bà con đổ xô đi trồng cam. Việc này không chỉ xảy ra đối với cây cam mà còn đối với nhiều loại nông sản khác.

Về phía các cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần khuyến cáo đến bà con. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp đưa ra chỉ là định hướng. Việc trồng cây gì, nuôi con gì quyết định cuối cùng vẫn là ở bà con nông dân.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cũng cho thấy, toàn tỉnh đã có quy hoạch 12.000ha đất nông nghiệp trồng cam, nhưng nhiều năm qua diện tích trồng cam tăng lên hơn 17.000ha, vượt 5.000ha so với quy hoạch.

Về phía cơ quan chức năng địa phương cũng khuyến cáo người dân dừng trồng mới diện tích cam sành. Nếu đã trồng rồi thì cố gắng tiếp tục chăm sóc, khi giá cam giảm sâu quá có thể cắt bỏ trái, "hy sinh 1 vụ" để dưỡng cây, khi nào thấy giá lên dần thì để trái.

顶: 48踩: 9