VHO- Các xu hướng tấn công mạng mới sẽ khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp phải thiết lập chiến lược bảo mật để xây dựng lòng tin khách hàng.
Blockchain có thể thành nơi ẩn náu của tội phạm mạng,ựbáoquantrọngvềanninhmạả rập xê út vs nhật bản các cuộc tấn công liên hoàn vào doanh nghiệp hoặc vào chuỗi cung ứng là cảnh báo quan trọng từ các chuyên gia bảo mật IBM về tương lai an ninh mạng 2022. Các doanh nghiệp theo đó sẽ phải xem xét kỹ lưỡng hơn các mối quan hệ trong hệ thống và đánh giá lại các quyền liên quan truy cập vào dữ liệu.
Xâm nhập sớm. Khi các tổ chức trên toàn thế giới phải chuyển đổi môi trường làm việc, sự xao nhãng đã tạo cơ hội cho tội phạm mạng xâm nhập vào mạng lưới mà không gây nghi ngờ. Dự báo năm 2022, các vụ tấn công mạng có thể xảy ra sau khi xâm phạm từ đầu năm.
Tấn công doanh nghiệp này đe dọa doanh nghiệp khác. Các cuộc tấn công bằng mã độc nhắm vào một doanh nghiệp sẽ trở thành cuộc tống tiền đối với một doanh nghiệp khác. Tấn công mã độc không ngừng tăng về quy mô lẫn tốc độ, vào năm 2022 dạng tấn công tống tiền có thể tăng hơn ba lần, theo đó một cuộc tấn công bằng mã độc từ doanh nghiệp này trở thành mối đe dọa tống tiền đối với đối tác kinh doanh của họ – những đầu mới sở hữu dữ liệu.
Tấn công vào chuỗi cung ứng là mối nguy lớn được các chuyên gia cảnh báo cho các doanh nghiệp. Ảnh: IBM
Mối nguy tấn công vào chuỗi cung ứng. Năm 2021, thế giới chịu gánh nặng do chuỗi cung ứng tắc nghẽn, tội phạm mạng tận dụng sự phụ thuộc nhiều người vào chuỗi cung ứng – cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Những kẻ tấn công mã độc nhắm vào những “điểm mù” của chuỗi cung ứng, đe dọa không chỉ các công ty riêng lẻ mà còn đối với toàn bộ chuỗi cung ứng của họ, khiến các loại tấn công này trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các lãnh đạo doanh nghiệp.
Tội phạm “tàng hình” trong Blockchain. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào blockchain để quản lý chuỗi cung ứng và giao dịch kỹ thuật số, những kẻ tấn công cũng chuyển sang sử dụng hợp pháp nó để củng cố tầm ngắm lâu hơn. Năm 2022, blockchain sẽ trở thành một “công cụ” phổ biến hơn được tội phạm mạng sử dụng để ngăn chặn lưu lượng truy cập độc hại của chúng, tránh bị phát hiện và mở rộng khả năng tàng hình của kẻ tấn công. Điều này sẽ khiến những người bảo vệ ngày càng khó phát hiện ra các hoạt động độc hại trên mạng.
Xác lập hình thái an ninh mới. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức phải thiết lập chiến lược bảo mật để xây dựng lòng tin khách hàng. Năm 2022, chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn các mối quan hệ đáng tin cậy của họ và đánh giá lại các quyền liên quan truy cập vào dữ liệu. Sẽ không chỉ có nhiều “kiểm tra” hơn về quyền truy cập của người dùng mà còn cả quyền truy cập của ứng dụng vào dữ liệu.
Theo Forbes Việt Nam