Mùa mưa bão năm nay đã đến, công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển ở các địa phương được tích cực triển khai. Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão tỉnh đã triển khai kế hoạch cụ thể, sát tình hình của các địa phương thường bị ảnh hưởng, nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Mùa mưa bão năm nay đã đến, công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển ở các địa phương được tích cực triển khai. Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão tỉnh đã triển khai kế hoạch cụ thể, sát tình hình của các địa phương thường bị ảnh hưởng, nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Sông Ðốc là cửa biển lớn, vì vậy, công tác cứu hộ, cứu nạn được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, với sự phối hợp của nhiều ngành và cả ngư dân.
Chủ động ứng phó
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú cho biết: “Vào mùa mưa bão, tai nạn trên biển diễn ra khá phức tạp. Ðịa phương đã chủ động xây dựng phương án phòng chống, cũng như thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện nhằm hạn chế thiệt hại cho người dân. Ðịa phương thực hiện phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ; thành lập đội tàu an toàn để khi có tai nạn bất ngờ kịp thời đến tiếp cứu”.
Các tàu đánh bắt tại cửa biển Sông Đốc ra khơi đảm bảo trang thiết bị an toàn trên biển. Với phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó phòng tránh là chính, công tác tuyên truyền, phòng, chống lụt bão, cứu hộ trên biển cho ngư dân được đặc biệt quan tâm. Ông Phú cho biết thêm: “UBND thị trấn Sông Ðốc luôn phối hợp chặt chẽ với Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, Hải đội Biên phòng 2, Ðội Kiểm ngư Sông Ðốc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển”.
Thời gian qua, xảy ra những vụ chìm tàu trên biển, nhưng nhờ có sự liên hệ kịp thời nên đã không có thiệt hại nghiêm trọng về người. Mới đây, do sóng to, gió lớn đã làm tàu cá của ông Lê Tấn Cui và ông Lê Quốc Việt bị chìm cách đảo Hòn Chuối khoảng 7 hải lý. Ðược biết, trên 2 tàu này có tất cả 12 thuyền viên. Khi tai nạn xảy ra, nhờ các tàu cá trên đã liên lạc kịp thời nên Ðồn Biên phòng Sông Ðốc và Ðồn Biên phòng Hòn Chuối phối hợp với ngư dân tiến hành tìm kiếm, cứu vớt được 12 thuyền viên đưa vào bờ an toàn.
Ðại uý Nguyễn Văn Hệ, Ðồn phó Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, cho biết: “Hằng năm, tai nạn trên biển, đặc biệt là tàu cá bị chìm vào mùa mưa bão đều có xảy ra. Vì vậy, công tác phối hợp triển khai cứu nạn trên biển được đặc biệt quan tâm. Khi nhận được tin báo, đơn vị huy động cán bộ, chiến sĩ, phương tiện trực tiếp và phối hợp với ngư dân, lực lượng tại chỗ tổ chức tìm kiếm cứu nạn nên đã hạn chế được thiệt hại”.
Tăng cường tuyên truyền
Song song với việc thực hiện “4 tại chỗ”, từng đơn vị tổ chức huấn luyện nâng cao năng lực chuyên môn trong cứu hộ, cứu nạn, làm nòng cốt trong xử lý các tình huống phức tạp xảy ra trên địa bàn, trên biển; duy trì nghiêm các chế độ trực, bảo đảm thông tin liên lạc 24/24 giờ khi có tình huống xảy ra.
Hiện toàn tỉnh đã thành lập được các đội tàu thuyền an toàn với thành phần chủ yếu là các tàu cá trực tiếp hoạt động đánh bắt trên biển. Các đội này được trang bị các trang thiết bị liên lạc hiện đại nên mỗi khi có sự cố thì có thể nhanh chóng đến tiếp ứng và liên hệ với các đơn vị chức năng tìm kiếm ngư dân, lay dắt cũng như trục vớt tàu đưa vào bờ an toàn.
Ðại uý Nguyễn Văn Hệ cho biết thêm: “Ðồn có đài canh với chế độ canh, hoạt động 24/24, kịp thời tiếp nhận thông tin trên biển mỗi khi có sự cố. Ðài canh có khả năng kết nối với máy điện thoại di động và máy điện thoại cố định nên hoạt động linh hoạt và hiệu quả”.
Hiện tỉnh có 4 đài canh đặt tại các đơn vị: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, Ðồn Biên phòng Hòn Chuối và Ðồn Biên phòng Rạch Gốc. Bên cạnh đó, nhiều trạm kiểm soát biên phòng cũng được trang bị các đài canh phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và nắm tình hình trên biển, nhằm phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tại chỗ của địa phương sẵn sàng cơ động ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
Ngoài việc trang bị đầy đủ về phương tiện, nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển, chính quyền địa phương và các ngành chuyên môn thường xuyên tuyên truyền đến ngư dân về công tác phòng, chống lụt bão và việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Ông Lâm Văn Phú cho biết thêm: “Ðể đảm bảo an toàn về người và tài sản cho ngư dân khi hoạt động trên biển vào mùa mưa bão, chúng tôi phối hợp cùng với Ðồn Biên phòng Sông Ðốc kiên quyết không để các phương tiện không đủ điều kiện đánh bắt ra khơi, nhất là các phương tiện đánh bắt xa bờ. Ðối với những phương tiện đánh bắt gần bờ, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm”.
Ðể hạn chế thấp nhất thiệt hại của người dân trong mùa mưa bão năm nay, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện tốt phương án, kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai năm 2015. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và Nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai./.
Bài và ảnh: Ðặng Duẩn
顶: 436踩: 8
【tỷ số bóng đá australia】Chủ động phòng, chống thiên tai trên biển
人参与 | 时间:2025-01-11 00:18:13
相关文章
- Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
- Mức phạt vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Bảo hiểm xã hội Cà Mau: 20 năm
- Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- Thông báo kết quả cuộc thi viết “thầy và trò cùng vượt khó”
- Phối hợp đa ngành hỗ trợ bệnh nhân phong
- Ngành y tế Cái Nước: Trưởng thành từ tâm huyết
- Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- 23 người chết vì tai nạn giao thông trong hai ngày nghỉ lễ 30
评论专区