【keo cai hom nay】Chiến lược hòa bình Trung Đông gây bất ngờ của Tổng thống Biden
Chiến lược hòa bình Trung Đông gây bất ngờ của Tổng thống Biden
(Dân trí) - Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tìm cách làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình Trung Đông ở những ngày cuối nhiệm kỳ, họ lại kéo theo một đối tác bất ngờ: ông Donald Trump.
Thay vì chỉ trích lệnh ngừng bắn tại Li Băng do Nhà Trắng làm trung gian giữa Israel và Hezbollah được công bố hôm 26/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và các cố vấn vẫn giữ im lặng về bước đột phá ngoại giao này, trong khi các quan chức chính quyền ông Biden chuyển trọng tâm sang lệnh ngừng bắn ở Gaza, một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều.
Đây là một dấu hiệu hiếm hoi cho thấy sự đồng thuận ngầm với cách tiếp cận của Tổng thống sắp mãn nhiệm Biden có thể mang lại lợi ích chung. Đối với ông Biden, đó là một chiến thắng về chính sách đối ngoại mang tính di sản trước khi rời nhiệm sở vào tháng 1/2025. Còn đối với ông Trump, giải quyết được một phần cuộc khủng hoảng này sẽ càng tốt hơn.
Nhưng sự liên kết tạm thời này cũng có thể nhanh chóng bị phá vỡ. Các quan chức Mỹ thừa nhận rằng nhóm Hamas chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ đã sẵn sàng cho một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza trước khi Tổng thống Biden rời nhiệm sở vào ngày 20/1/2025.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - nhà lãnh đạo từ lâu đã thể hiện sự ưu ái dành cho ông Trump - có thể sẽ chọn chờ đợi nhiệm kỳ tổng thống của đảng Cộng hòa này, với hy vọng chính quyền mới sẽ trao cho ông nhiều ưu ái hơn để tiếp tục cuộc chiến chống lại Hamas.
"Tôi không tin sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza bất kể sự phối hợp đang diễn ra với nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Trump bởi vì ông Netanyahu không muốn cam kết ngừng chiến vĩnh viễn", Michael Hanna, một chuyên gia về Trung Đông tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho biết.
Ông Steven Cook, một thành viên cấp cao về Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cũng nhận định rằng, kể cả khi Thủ tướng Netanyahu muốn đạt được một thỏa thuận với Hamas ngay bây giờ, các đối tác liên minh của ông cũng không muốn có một thỏa thuận, và Hamas cũng vậy.
Nếu Tổng thống Biden tiếp tục nỗ lực để đạt được thỏa thuận giữa Israel và Hamas trong những tuần tới, thì chính ông Trump có thể nhận được khen ngợi vì đã biến điều đó thành hiện thực, giống như cách ông Mike Waltz, người được tổng thống đắc cử lựa chọn làm Cố vấn an ninh quốc gia, đã làm hôm 26/11 về lệnh ngừng bắn ở Li Băng.
"Mọi người đều đến bàn đàm phán vì Tổng thống đắc cử Trump", chuyên gia Cook nhận định trong bài đăng trên X.
Bộ trưởng các vấn đề chiến lược của Israel, Ron Dermer, một người bạn thân của Thủ tướng Netanyahu, đã có cuộc gặp ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida vào đầu tháng này để thảo luận về kế hoạch cho các cuộc đàm phán ở Li Băng. Theo các quan chức Israel, ông Trump đã ký vào kế hoạch và bày tỏ hy vọng rằng một thỏa thuận sẽ được thực hiện trước khi ông nhậm chức.
Tổng thống đắc cử Trump và Thủ tướng Netanyahu đã nói chuyện ít nhất 3 lần kể từ sau chiến thắng vang dội của ứng viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào đầu tháng này.
Một phát ngôn viên của nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump đã từ chối bình luận về thông tin liệu tổng thống đắc cử và nhóm của ông có bàn về ngoại giao Trung Đông trong các cuộc đàm phán hay không.
Hôm 27/11, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, Jake Sullivan, cho biết đã thông báo cho ông Waltz "mọi bước" trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận Israel - Hezbollah.
Đặc phái viên của Tổng thống Biden, Amos Hochstein, cho biết thêm rằng ông đã trao đổi với Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump và các thành viên khác trong nhóm về thỏa thuận này để đảm bảo "chúng ta có một quá trình chuyển giao liền mạch".
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden cho biết các trợ lý của ông Trump đã nhất trí rằng việc hoàn tất lệnh ngừng bắn là tốt cho Israel, Li Băng và cả Mỹ.
"Quan trọng nhất là cần tiến hành ngay bây giờ thay vì để chậm trễ vì sẽ cứu được vô số sinh mạng ở cả hai bên", vị quan chức này cho biết, ám chỉ đến quan điểm của các cố vấn ông Trump về thỏa thuận.
Trước đây, Tổng thống đắc cử Trump đã đưa ra những tín hiệu trái chiều về thời gian biểu chấm dứt chiến sự ở Gaza. "Tôi muốn ông ấy hoàn thành và thực hiện nhanh chóng", ông Trump nói về ông Netanyahu vào tháng 7.
Hồi tháng 10, ông Trump đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các cuộc tấn công của Israel chống lại Hamas và Hezbollah, nói với Thủ tướng Netanyahu trong một cuộc gọi: "Hãy làm những gì ông phải làm".
Kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông Trump dường như đã nhận ra lợi ích của việc chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Gaza trước khi nhậm chức - giống như ông Biden.
Nhưng điều đó sẽ không dễ dàng. Các nhà hòa giải Ai Cập và Ả Rập cho biết một loạt hoạt động ngoại giao đã được tiến hành. Một nhóm đàm phán của Ai Cập đang ở Tel Aviv để đàm phán, trong khi Thủ tướng Qatar cũng đang ở Cairo để thúc đẩy một thỏa thuận.
Các quan chức Ai Cập đã liên lạc với nhóm của Tổng thống Trump, đánh giá xem liệu ông có thể thuyết phục Israel thỏa hiệp một số điểm bế tắc chính của mình hay không, cụ thể là mong muốn về một "vùng đệm" giữa Israel và Gaza.
Trong khi đó, Cairo đã cho Hamas biết rằng họ đang bị cô lập, đặc biệt là sau khi Hezbollah đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Israel, và rằng yêu cầu của họ về việc Israel rút quân hoàn toàn khỏi vùng đất này khó có thể được ông Netanyahu chấp nhận.
Brett McGurk, quan chức cấp cao của Nhà Trắng về Trung Đông, đã gặp Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman vào thứ Ba về thỏa thuận Li Băng, lệnh ngừng bắn ở Gaza và triển vọng chứng kiến gần 100 con tin bị Hamas giam giữ được thả tự do.
"Mỹ sẽ tiếp tục cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Qatar, Israel và các nước khác thúc đẩy để đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza nhằm thả các con tin và chấm dứt chiến tranh và không để Hamas nắm quyền", Tổng thống Biden cho biết hôm 25/11.
Cả hai ông Biden và Trump đều đang nhất trí về việc đưa Israel tiến xa hơn vào Trung Đông bằng cách làm trung gian cho một thỏa thuận sẽ bình thường hóa quan hệ giữa nước này với Ả Rập Xê Út để đổi lấy các đảm bảo an ninh do Mỹ cung cấp cho Riyadh.
Tổng thống Biden vẫn chưa từ bỏ hy vọng hoàn thành một thỏa thuận như vậy trước khi rời nhiệm sở, nhưng Tổng thống đắc cử Trump có thể cũng hy vọng giữ lại "giải thưởng" đó cho riêng mình.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Thêm 15 ứng viên trượt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024
- ·Phụ huynh 'rối mù' với đủ loại app trường học
- ·Vườn quốc gia nào 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Soi mói' hay 'xoi mói'?
- ·Vị phi tần nào hai lần buông rèm nhiếp chính triều đại nhà Lý?
- ·Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Người cha ôm ảnh con trai nhận giải thưởng viết về người thầy nhân ngày 20/11
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·GS Jens Juul Holst: Từ VinFuture đến Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới
- ·Sở GD&ĐT Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- ·Thủ tướng: Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của giáo viên
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Vườn quốc gia nào 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
- ·Thành phố Bắc Ninh đề xuất thí điểm dạy học 5 ngày/tuần ở cấp THCS
- ·Người thầy đặc biệt kể chuyện dạy những học trò hư làm lại cuộc đời
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·90% người nói sai câu thành ngữ 'bày binh bố trận' hay 'bài binh bố trận'