【nhan dinh empoli】Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023: Củng cố tài khóa vẫn là ưu tiên chính sách hàng đầu
Tài chính quốc gia vững vàng,ễnđànTàichínhViệtNamCủngcốtàikhóavẫnlàưutiênchínhsáchhàngđầnhan dinh empoli dư địa chính sách tài khóa sẽ được mở rộng Thủ tướng: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tổng cầu, nhất là chính sách tài khoá, tiền tệ Hội nghị đối thoại chính sách thuế, hải quan năm 2023 sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 Phục hồi nền kinh tế cũng như thị trường BĐS không chỉ trông vào chính sách tài khóa |
Các chuyên gia thảo luận tại Diễn đàn. |
Chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, trong bối cảnh nhiều khó khăn thời gian qua, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ, Quốc hội nhiều giải pháp điều chỉnh chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước linh hoạt, đồng bộ với các chính sách tiền tệ và vĩ mô khác để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức từ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm; lạm phát vẫn ở mức cao, sự sụt giảm cầu nhập khẩu từ các nước đối tác thương mại lớn; xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ tiếp tục diễn ra, nợ công tăng cao và hỗ trợ tài khóa cho nền kinh tế ngày càng thu hẹp.
“Cùng với đó, một số thách thức nội tại cũng sẽ tạo áp lực cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong nước nói chung. Xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu… và việc triển khai các nhiệm vụ tại các nghị quyết Trung ương về đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển các vùng, đổi mới mô hình tăng trưởng… đòi hỏi chính sách tài chính phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhằm huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đánh giá về tác động và vai trò của chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thời gian qua, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho rằng, từ năm 2020 khi đại dịch Covid – 19 bùng phát, nền kinh tế thế giới đã bị ảnh hưởng và tác động sâu rộng, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành nhiều giải pháp về thuế, phí. Các giải pháp đó đã góp phần quan trọng khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Năm 2023, trước diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu rộng tới sản xuất kinh doanh của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền, trình Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục có giải pháp hỗ trợ thuế, phí và lệ phí cho người dân. “Quy mô các giải pháp thực hiện trong năm 2023 khoảng 196 nghìn tỷ đồng, gia hạn thuế 121 nghìn tỷ đồng, các giải pháp miễn giảm một số khoản thuế, phí, lệ phí khoảng 13 nghìn tỷ đồng (trong đó giảm 2% thuế GTGT, tiếp tục giảm thuế BVMT với xăng dầu để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu trên thế giới tiếp tục tăng cao. Các giải pháp được Bộ Tài chính ban hành đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của doanh nghiệp, người dân và dư luận xã hội”, ông Trương Bá Tuấn nhấn mạnh.
Ông Trương Bá Tuấn cũng cho rằng, để có được các chính sách đúng thì chúng ta phải nhận diện và đánh giá kịp thời diễn biến để có thể chủ động tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội cũng như cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và các chính sách có liên quan. Bên cạnh đó, đánh giá kỹ tác động của các chính sách để lựa chọn nhằm mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh giá tăng cao, đảm bảo vai trò chính sách tài khóa được duy trì và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Tiếp tục cải cách hệ thống thuế
Để hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, TS. Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, cần sớm ban hành danh mục xanh áp dụng cho toàn quốc, trong đó bao gồm sản phẩm xanh, dự án xanh. "Cần xác định các lĩnh vực ưu tiên và khả thi nhằm thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam cũng như hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển thị trường vốn xanh. Đồng thời, cần sớm hoàn thiện khung chính sách tài chính xanh theo hướng quy định rõ các tiêu chuẩn trong việc xác định trái phiếu xanh, dự án xanh cũng như các nguyên tắc phát hành, quản lý, sử dụng nguồn vốn hình thành từ trái phiếu xanh để làm cơ sở cho quản lý nhà nước, cũng như giám sát", TS. Vũ Nhữ Thăng đề xuất. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành bộ chỉ số đánh giá các doanh nghiệp phát triển bền vững, làm rõ tiêu chí, ngưỡng sàng lọc nhằm nhận diện dự án đáp ứng tiêu chí cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh cũng như thu hút đầu tư cho trái phiếu xanh. Quy định pháp lý cần làm rõ các khía cạnh về sử dụng tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh; quy trình đánh giá và lựa chọn dự án; quản lý tiền thu được từ phát hành; báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời, thúc đẩy vận hành sớm thị trường tín chỉ các-bon cùng với quy chế tổ chức, vận hành để thị trường trong nước chính thức hoạt động, kết nối với thị trường khu vực, thế giới.
Ông Jochen Schmittmann, đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho rằng, vị thế của các chính sách tài khóa ở Việt Nam đã cải thiện trong những năm gần đây. Do vậy, thời gian tới, chính sách tài khóa nên đóng vai trò dẫn đầu để thúc đẩy tổng cầu cũng như góp phần làm giảm nợ công và nợ được chính phủ bảo lãnh, tạo thêm dư địa tài khóa. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, trong thời gian tới, cần nỗ lực hơn nữa trong thu ngân sách. Việc hỗ trợ tài khóa tạm thời (ví dụ như giãn thuế, giảm thuế, phí) có thể giải toả bớt khó khăn, tuy nhiên, việc thường xuyên điều chỉnh thuế suất, sử dụng nhiều biện pháp gia hạn nộp thuế làm cho hệ thống thuế trở nên không chắc chắn và có thể làm phương hại đến kết quả huy động nguồn lực cho ngân sách. Theo ông Jochen Schmittmann, việc cải cách hệ thống thuế có thể tập trung vào việc giảm các trường hợp miễn thuế và hợp lý hóa các chế độ ưu đãi thuế cho DN FDI, mở rộng cơ sở thuế GTGT, áp dụng sắc thuế tài sản chung. Cùng với đó, cần cải thiện tính hiệu quả của chi ngân sách. Năm 2023, dự toán chi cho đầu tư phát triển cao và giải ngân đầu tư công có cải thiện, tuy nhiên cần cải thiện chất lượng và việc tiếp cận các cơ sở hạ tầng bằng cách cải thiện hiệu quả đầu tư công. Bên cạnh đó, cần cải thiện khuôn khổ pháp lý về tài khóa và quy trình ngân sách để tăng chất lượng, hiệu quả của chính sách tài khóa; tăng cường năng lực tài khoá vĩ mô bao gồm dự báo, đánh giá rủi ro, quy trình ngân sách, phổ biến số liệu ngân sách…
Khuyến nghị giải pháp cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản, ông SUZUKI Kosuke, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách (Bộ Tài chính Nhật Bản) cho rằng, sau đại dịch, củng cố tài khóa vẫn là ưu tiên chính sách hàng đầu. Để duy trì sự phục hồi đang diễn ra, các Chính phủ cũng cần nâng cao mức tăng trưởng GDP tiềm năng, đồng thời theo đuổi việc củng cố tài khóa. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và các chính sách cơ cấu khác ngày càng trở nên quan trọng. Theo đó, chính sách tài khóa cần nhất quán với cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP tiềm năng, từ đó có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi kinh tế. Chính sách tài khóa cũng sẽ giúp giải quyết những thách thức xã hội dài hạn mà các chính sách cơ cấu khác khó có thể tự giải quyết.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Giảm chi phí kinh doanh và cải cách chất lượng, thực thi pháp luật Năm 2023 là năm có tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường rất cao, xuất nhập khẩu giảm, sản xuất công nghiệp có chiều hướng giảm. Trong đó, chi phí kinh doanh cao là rào cản làm giảm tính cạnh tranh và khả năng tích luỹ vốn của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Vì thế, để tiếp tục tăng sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh Việt Nam cần phải tiến hành nhiều giải pháp như tiếp tục nâng cao chất lượng hạ tầng, chất lượng nhân lực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp nội địa,… trong đó, cần tập trung vào 2 nhóm giải pháp chính về giảm chi phí kinh doanh và cải cách chất lượng quy định pháp luật, thực thi pháp luật. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân: Tăng hiệu quả nguồn vốn “mồi” từ đầu tư công Trong thời gian qua, các quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công ngày càng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện với nhiều nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành chức năng. Trong giai đoạn hậu Covid-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng chậm so với trước đại dịch, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong mở rộng đầu tư sản xuất thì đầu tư công là một nguồn vốn mồi quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của quốc gia. Đây là đột phá quan trọng cho tăng trưởng bền vững Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, nhất là vốn nước ngoài. Vì thế, thời gian tới, cần giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư công và tăng tỷ trọng của các nguồn vốn khác trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đồng thời sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo bền vững. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công là tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công bao gồm vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này. Bà Nguyễn Thị Linh Giang, Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Rà soát chính sách về đầu tư PPP Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) tại Việt Nam được các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như các tổ chức quốc tế đánh giá là tiềm năng do hội tụ các yếu tố có thể giúp triển khai thành công các dự án PPP như hệ thống chính trị ổn định, đã có văn bản pháp lý cấp Luật có giá trị pháp lý cao, cơ chế và chính sách về PPP được định hình đúng hướng; nhu cầu về vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong vòng 10 năm tới tương đối cao… Vì thế, thời gian tới cần rà soát toàn diện chính sách, pháp luật về PPP và các pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị thực hiện; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để ban hành đồng bộ, thống nhất, bảo đảm phù hợp với tính chất, đặc điểm dự án PPP trong từng lĩnh vực cụ thể. Cùng với đó là xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính nhằm phát huy vai trò dẫn dắt đồng thời là bệ đỡ của các nguồn lực công, đảm bảo tác động kích hoạt, huy động mọi nguồn lực của xã hội. Trước mắt, ưu tiên bố trí nguồn lực nhà nước như vốn đầu tư công, tài sản công, chi thường xuyên để thanh toán dịch vụ tham gia trong các dự án PPP tiềm năng có tính lan tỏa. Về lâu dài, nghiên cứu hình thành cơ chế riêng hoặc quỹ để thực hiện nghĩa vụ dự phòng của nhà nước (chi trả khi phát sinh rủi ro giảm doanh thu, bồi thường khi phát sinh chấm dứt hợp đồng trước thời hạn…). TS. Lê Thái Hà, Giám đốc điều hành Giải thưởng VinFuture, Quỹ VinFuture (Tập đoàn Vingroup): Tài chính cho tăng trưởng xanh Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự thành công trong việc tạo ra những hệ sinh thái xanh đòi hỏi sự phối hợp đa ngành và chính sách thông thoáng, cũng như sự đổi mới không ngừng trong công nghệ và quản lý. Vingroup cũng như các doanh nghiệp đều chú trọng tới phát triển xanh, bền vững nên mong muốn có sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể hoàn thành mục tiêu, góp phần mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội. Vì thế, trước tiên, việc cung cấp các ưu đãi thuế cho những dự án hoặc hoạt động hướng tới môi trường và bền vững là cần thiết. Giảm thuế hoặc miễn thuế sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính, đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và giải pháp xanh. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể khởi xướng các chương trình tài trợ và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận, áp dụng những tiến bộ khoa học mới nhất vào hoạt động kinh doanh. Đối với ngân hàng và tổ chức tài chính, Chính phủ có thể khuyến khích việc cung cấp các gói vay vốn ưu đãi cho dự án liên quan đến hệ sinh thái xanh. Cuối cùng, một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ về ý thức bảo vệ môi trường và tiêu dùng sản phẩm xanh cần được triển khai rộng rãi. Minh Chi (ghi) |
-
Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tưBộ GD&ĐT sẽ công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2020Chuyện lạ mùa tuyển sinhThị xã Ngã Bảy: Gần 4 tỉ đồng sửa chữa trường lớp cho năm học mớiMạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểmĐảm bảo chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân ngày tếtKiểm tra việc đón học sinh trở lại trường và công tác phòng, chống dịchTiềm năng sáng tạo nhíiPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạtBệnh nhi 3 tháng tuổi, ca bệnh COVID
下一篇:HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Bình chọn giải phụ toàn quốc cơ sở y tế xanh
- ·Giảm nguy cơ lây nhiễm COVID
- ·Tạo sự tin tưởng nơi người bệnh
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Huyện Long Mỹ: 30 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện
- ·Tận tình, trách nhiệm vì sức khỏe Nhân dân mùa tết
- ·Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh lớp 1
- ·Cách ly tại nhà 1 trường hợp trở về từ tỉnh Vĩnh Phúc
- ·Truyền thông tốt, giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Phát nhiều tờ rơi tuyên truyền phòng, chống dịch Covid
- ·Phấn đấu giảm 5
- ·Hướng đến ứng dụng, mở rộng mô hình khoa học công nghệ mới
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Việt Nam joins ASEAN Chiefs of Defence Forces’ Meeting
- ·Để học sinh cùng trải nghiệm và sẻ chia
- ·Cậu bé mồ côi cha, ráng học để lo cho mẹ
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Chỉ có 8/23 trường THPT tổ chức thi tuyển vào lớp 10
- ·742 người đang điều trị ARV
- ·Trên 27 tỉ đồng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Sáng kiến xua đuổi mối mọt từ vật liệu dễ tìm
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Bộ Y tế khuyến cáo việc cần làm khi có biểu hiện nghi nhiễm COVID
- ·Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán 12 ngày
- ·Thêm nhiều tỉnh thành công bố thời gian học sinh đi học trở lại
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Vấn đề rác thải được đặc biệt quan tâm
- ·Tặng khẩu trang và xà phòng rửa tay cho người dân
- ·Việt Nam chữa thành công 7 ca nhiễm Covid
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Thiết thực với dự án hỗ trợ giáo viên chấm bài thi trắc nghiệm