【keo tbn】Ngành Tài chính bền bỉ cải cách
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:07:06 评论数:
Cắt giảm 51,ànhTàichínhbềnbỉcảicákeo tbn35% điều kiện kinh doanh
Nỗ lực rõ rệt nhất của ngành Tài chính thể hiện ở việc triển khai quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Nhiều thủ tục đã được loại bỏ, đơn giản hóa, cắt giảm thời gian thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân và DN, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh. Ngay từ đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã sớm bắt tay rà soát, đánh giá thêm 38 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý nhằm phát hiện để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định về TTHC không cần thiết, không hợp lý. Đồng thời, Bộ Tài chính rà soát, chuẩn hóa 960 TTHC thuộc phạm vi quản lý của mình, loại bỏ dữ liệu TTHC dư thừa, trùng lặp. Thực hiện đăng tải, công khai các TTHC lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đảm bảo công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân, DN tra cứu, theo dõi và giám sát.
Nói đến cải cách TTHC của ngành Tài chính phải kể đến những nỗ lực trong thực hiện cắt, giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN). Bộ Tài chính chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục KTCN đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, tạo thuận lợi cho DN, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Cùng với đó là rà soát danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực Tài chính để làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các phương án cắt giảm, đơn giản hoá. Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay, đã có 13 bộ, ngành sửa đổi, bổ sung 80/87 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, KTCN (chiếm 92%), trong đó có 7 bộ đã hoàn thành như: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông...
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã tiến hành rà soát và đánh giá chi tiết toàn bộ các điều kiện đầu tư, kinh doanh của 21 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa nhiều điều kiện kinh doanh. Với tổng số điều kiện kinh doanh ban đầu là 370 điều kiện, Bộ Tài chính đề nghị cắt giảm, đơn giản 190 điều kiện (cắt giảm 92 điều kiện, đơn giản 98 điều kiện), đạt tỷ lệ 51,35%, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Tháng 5/2018, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ công bố bảng xếp hạng chỉ số CCHC (Par Index) năm 2017 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ 3 với số điểm 84,42%, thấp hơn cơ quan đứng thứ 2 chưa tới 2%.
Theo ông Trần Thanh Hà - Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, trước đây, Bộ Tài chính đã nỗ lực rà soát và cắt giảm hàng nghìn TTHC nên dư địa các thủ tục cần cắt giảm không còn nhiều. Mặc dù vậy, Bộ Tài chính vẫn tiếp tục rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC. Đối với việc đơn giản, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, ông Hà cho rằng: Bộ Tài chính có chức năng quản lý nhà nước nhiều lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao nên cần phải có điều kiện để quản lý tốt. Hiện nay điều kiện kinh doanh trong ngành Tài chính được ban hành khá phù hợp nên hầu như không phát sinh vướng mắc hay gây khó dễ cho các đối tượng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát và đề xuất cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý như đề xuất.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
Tuy vẫn có nhiều con số đáng kể để liệt kê song quá trình cải cách nói chung và CCHC nói riêng càng về sau càng khó khăn và không còn nhiều dư địa. Là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phạm vi quản lý rộng từ Trung ương tới địa phương nên CCHC trong lĩnh vực Tài chính cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Mới đây, trong Chỉ thị số 02/CT-BTC về việc tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại. Đó là: Tính ổn định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài chính chưa cao; bộ máy hành chính còn cồng kềnh; chất lượng đội ngũ công chức, viên chức còn chưa đồng đều, kỷ cương, kỷ luật hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm; việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm... Nguyên nhân của hạn chế nêu trên được nhìn nhận khá rõ, gồm cả chủ quan và khách quan nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là người đứng đầu đơn vị chưa coi trọng công tác CCHC; việc tổ chức thi hành các nhiệm vụ CCHC còn thiếu sự đồng bộ, toàn diện, trong phối hợp triển khai công việc còn thiếu sự kết nối, bổ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị.
Nhận thức được những tồn tại và nguyên nhân nói trên, trong Chỉ thị số 02 gửi tới tất cả các đơn vị trong ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh mục tiêu đáp ứng yêu cầu hội nhập, phấn đấu các chỉ số cải cách đạt chuẩn xếp hạng các nước ASEAN 4 và hướng tới tiêu chuẩn của các nước OECD.
Bộ trưởng chỉ thị 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai, trong đó, quan trọng nhất là tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục của đơn vị. Kết quả đạt được hàng năm là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, năng lực lãnh đạo điều hành của thủ trưởng đơn vị và là một trong các tiêu chí để bổ nhiệm cán bộ, đánh giá bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân.
Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế; tạo thuận lợi cho người dân và DN đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước thông qua các cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm; Công tác cải cách TTHC phải lấy người dân, DN làm trung tâm.
Đặc biệt, Bộ trưởng lưu ý các đơn vị nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị của Bộ Tài chính đảm bảo sự thống nhất trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Song song đó là xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
Hoạt động cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, góp phần đảm bảo an ninh tài chính thông qua tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính, thực hiện cân đối ngân sách tích cực đảm bảo tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển, đảm bảo an toàn nợ công.
Cuối cùng và cũng không thể thiếu là nhiệm vụ chủ động triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các đơn vị; chú trọng việc xử lý công việc, công tác báo cáo và giải quyết TTHC trên môi trường mạng, qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết công việc trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Ông Ngô Hữu Lợi - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính: Để CCHC đạt được hiệu quả cao hơn, trong thời gian tới, cần phải có sự nỗ lực và đồng hành của cơ quan quản lý với người dân, DN. Cùng với việc cơ quan hành chính Nhà nước cải cách về thể chế, chuyển đổi phương thức quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính thì DN cũng cần phải nắm rõ sự thay đổi đó để thực hiện và có sự điều chỉnh phù hợp. Cơ quan hành chính thực hiện việc hiện đại hóa thì DN cũng phải đáp ứng được về hạ tầng công nghệ để có thể kết nối và thực hiện. Là người chịu tác động của việc cải cách, hơn ai hết người dân và DN là người chỉ ra các bất cập, đưa ra các sáng kiến và góp ý vào việc sửa đổi hoặc ban hành chính sách mới, đồng thời vào cuộc để giám sát việc thực hiện của cơ quan quản lý, qua đó nâng cao hiệu quả CCHC. Do phạm vi quản lý rộng nên để CCHC tốt cần phải tiến hành đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, đồng thời phải toàn diện tất cả các khâu từ cải cách thể chế, cải cách TTHC đến hiện đại hóa, ứng dụng CNTT. Ngoài ra, lĩnh vực Tài chính liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của bộ, ngành khác nên công tác CCHC cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các đơn vị này. |