【nhận định as monaco】Đã có Nghị định giải quyết vướng mắc trong sửa chữa, cải tạo công trình thuộc tài sản công

时间:2025-01-10 19:56:48 来源:Empire777
Quy định mới về lập dự toán,ĐãcóNghịđịnhgiảiquyếtvướngmắctrongsửachữacảitạocôngtrìnhthuộctàisảncônhận định as monaco quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị

Tối đa không quá 15 tỷ đồng/nhiệm vụ

Nghị định quy định: Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên NSNN để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Theo đó, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đã có Nghị định giải quyết vướng mắc trong sửa chữa, cải tạo công trình thuộc tài sản công
Hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý, sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh: TL minh hoạ.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch được phê duyệt để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Việc Nghị định số 138/2024/NĐ-CP được ban hành cho thấy Chính phủ đã hết sức trách nhiệm, rốt ráo vào cuộc để xử lý những “điểm nghẽn” là vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

Việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

Đáng chú ý, Nghị định cũng quy định cụ thể đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tối đa không quá 15 tỷ đồng/nhiệm vụ.

Việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định ngay trong năm ngân sách đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; việc chuyển nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ (nếu có) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.

Ngoài ra, Nghị định quy định rõ, việc bố trí kinh phí chi thường xuyên NSNN để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.

Khắc phục tình trạng “có tiền mà trụ sở hỏng không làm được”

Nghị định số 138/2024/NĐ-CP được ban hành sẽ tháo gỡ căn bản những vướng mắc hiện nay tại các địa phương.

Đây cũng là vấn đề bức xúc lâu nay do vướng mắc của quy định, dẫn đến việc “có tiền mà trụ sở hỏng, máy móc hỏng, hạ tầng hỏng không làm được”.

Đã có Nghị định giải quyết vướng mắc trong sửa chữa, cải tạo công trình thuộc tài sản công
Việc mua sắm trang thiết bị là tài sản công cũng được tháo gỡ vướng mắc. Ảnh: TL minh hoạ.

Trước đó, Bộ Tài chính đã soạn thảo dự thảo Nghị định trình Chính phủ, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sau khi tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, được sự nhất trí 100% nên đã hoàn thiện nghị định trình Chính phủ.

Có một thực tế là, Luật Ngân sách nhà nước cho phép dùng nguồn chi thường xuyên để mua sắm trang thiết bị phục vụ bộ máy nhưng Luật Đầu tư công lại quy định các khoản chi xây mới, sửa chữa… phải dùng nguồn chi đầu tư công.

Điều đó dẫn đến nhiều việc rất nhỏ của địa phương như “sửa cái hàng rào, cái ống cống, hay cái biển báo giao thông...” là những việc đột xuất, phát sinh, cấp bách thì không thể dùng nguồn chi thường xuyên, mà cũng không thể chờ đợi để đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn.

Vướng mắc của địa phương trong chi thường xuyên và chi đầu tư này đã liên tục làm nóng nghị trường trong thời gian gần đây.

Còn nhớ tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) đã bức xúc: “Tại thời điểm lập dự toán phân bổ ngân sách 2024, các kế hoạch sửa chữa, nâng cấp tài sản công trên 500 triệu đồng đang phải làm theo thủ tục đầu tư công. Và nếu sử dụng từ nguồn chi thường xuyên thì chắc chắn phải lách từ cái tên cho tới việc giải trình với cơ quan chức năng khi bị hỏi tới”.

Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc này, ngày 20/8, tại phiên họp 36 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị định quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Theo Bộ Tài chính, Nghị định này nhằm tháo gỡ vướng mắc của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng, nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ xem xét và ban hành Nghị định này theo thẩm quyền.

Việc Nghị định số 138/2024/NĐ-CP được ban hành cho thấy Chính phủ đã hết sức trách nhiệm, rốt ráo vào cuộc để xử lý những “điểm nghẽn” là vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

Tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, Quốc hội sẽ bàn sửa nhiều chính sách pháp luật, trong đó có đề xuất 1 luật sửa 7 luật của Bộ Tài chính; sửa Luật Đầu tư công... Nhiều vấn đề trong triển khai thực tế còn vướng mắc đã được đề xuất sửa theo trình tự thủ tục rút gọn. Chúng ta tin tưởng rằng, việc tháo gỡ vướng mắc về thể chế sẽ giải phóng được rất nhiều nguồn lực, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội trong thời gian tới, nhất là tại thời điểm này, chúng ta chỉ còn hơn 1 năm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng.

Đây cũng là minh chứng rõ nhất cho sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhằm thực hiện theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay gồm thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế chính là "điểm nghẽn" của "điểm nghẽn". Xử lý các “điểm nghẽn” về thể chế là giải pháp căn cơ, quan trọng nhất, nhằm đưa đất nước ta vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chuyển mình của dân tộc./.

Hướng dẫn mua sắm tài sản các cơ quan trung ương

Ngoài ra, Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

Cụ thể như sau: Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện dưới 45 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 45 tỷ đồng đến dưới 120 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

Với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 120 tỷ đồng/nhiệm vụ trở lên, trường hợp không thể sắp xếp, bố trí hoặc điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao, các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng kinh phí chi thường xuyên, lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan về sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi, quy mô của nhiệm vụ.

推荐内容