Thị trường trái phiếu sơ cấp tuần qua tổ chức thành công 3 phiên đấu thầu,áiphiếuNhiềukhảnănglãisuấttrúngthầuđkết quả armenia bao gồm 1 phiên huy động trái phiếu chính phủ của Kho bạc Nhà nước (KBNN) và 2 phiên huy động trái phiếu chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VSD). Theo số liệu từ Sở GDCK Hà Nội, ngày 24/10/2016, NHCSXH gọi thầu thành công 100 tỷ đồng/1.174 tỷ đồng tại kỳ hạn 10 năm và 15 năm. Cụ thể, trái phiếu kỳ hạn 15 năm trúng thầu 100 tỷ đồng/674 tỷ đồng, tại lãi suất 7,66%/năm, giảm 2 điểm cơ bản với mức lãi suất trúng thầu phiên gần nhất (ngày 17/10/2016); kỳ hạn 10 năm không có khối lượng trúng thầu. Ngày 26/10/2016, KBNN gọi thầu thành công 1.879 tỷ đồng/2.300 tỷ đồng tại kỳ hạn 7 năm và 30 năm. Cụ thể, trái phiếu kỳ hạn 7 năm trúng thầu 700 tỷ đồng/1.000 tỷ đồng, tại lãi suất 5,45%/năm, bằng với mức lãi suất trúng thầu phiên gần nhất (ngày 5/10/2016); kỳ hạn 30 năm trúng thầu 1.179 tỷ đồng/1.300 tỷ đồng, tại lãi suất 7,98%/năm bằng với mức lãi suất trúng thầu phiên gần nhất (ngày 12/10/2016). Tiếp đó, ngày 28/10/2016, VDB gọi thầu thành công 1.229 tỷ đồng/3.350 tỷ đồng tại kỳ hạn 3 năm và 5 năm. Cụ thể, trái phiếu kỳ hạn 3 năm trúng thầu 700 tỷ đồng/1.350 tỷ đồng, tại lãi suất 4,65%/năm, giảm 109 điểm cơ bản so với mức lãi suất trúng thầu phiên gần nhất (ngày 17/6/2016); kỳ hạn 5 năm trúng thầu 529 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng tại lãi suất 5,40%/năm, giảm 95 điểm cơ bản so với mức lãi suất trúng thầu phiên gần nhất (ngày 1/7/2016). Tính từ đầu năm 2016 đến nay, tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu qua HNX đạt gần 303.511,5 tỷ đồng, trong đó: KBNN đấu thầu thành công gần 270.206,5 tỷ đồng - tỷ lệ trúng thầu 81,98%, VDB đấu thầu thành công 20.879 tỷ đồng; NHCSXH đấu thầu thành công 11.926 tỷ đồng; Quỹ Đầu tư phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu 500 tỷ đồng. Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ trong tuần đạt gần 37.532 tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 7.506 tỷ đồng/phiên, giảm 17% so với bình quân phiên tuần kế trước. Trong đó, giao dịch outright đạt gần 27.337 tỷ đồng, tập trung vào các trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm (kỳ hạn 0 - 1 năm chiếm 5,50%; kỳ hạn 1 – 3 năm chiếm 31,83%; kỳ hạn 3-5 năm chiếm 30,21%; kỳ hạn 5-10 năm chiếm 17,06%; kỳ hạn 10-15 năm chiếm 15,40%). Giao dịch repo đạt gần 10.195 tỷ đồng với kỳ hạn repos từ 14 đến 124 ngày. Trong tuần, không có giao dịch tín phiếu kho bạc nào được thực hiện. Nếu tính riêng từ 1/1/2016 đến nay, giá trị giao dịch của trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc đạt 1.226.724 tỷ đồng và 94 tỷ đồng, tương đương với giá trị giao dịch bình quân phiên đạt gần 5.954,97 tỷ đồng cho trái phiếu và 0,46 tỷ đồng cho tín phiếu. Đối với giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, tuần qua khối ngoại đã quay lại mua ròng trên thị trường thứ cấp, chấm dứt 4 tuần bán ròng liên tiếp với khối lượng khá lớn trước đó. Cụ thể, theo thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần, khối ngoại đã mua vào 2.641 tỷ đồng, trong khi bán ra 2.165 tỷ đồng. Như vậy, tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 476 tỷ đồng trên thứ cấp. Tính chung từ đầu năm tới nay, khối ngoại chủ yếu mua ròng với tổng giá trị là 17.909 tỷ đồng. Còn theo số liệu của HNX, từ 1/1/2016 đến nay, tổng giá trị giao dịch mua - bán trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài là 117.830 tỷ đồng, chiếm 4,8% giá trị giao dịch toàn thị trường. Tuần qua, lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp có xu hướng tăng nhẹ ở các loại kỳ hạn 2 năm, 5 năm và 7 năm. Cụ thể, theo số liệu của BVSC, lãi suất ba loại kỳ hạn trên tăng với biên độ 0,015% - 0,043% lần lượt đạt mức 3,985%, 5,125%, và 5,615%/năm. Trái lại, lãi suất kỳ hạn 3 năm giảm 0,027% về mức 4,423%/năm. Ngoài ra, lãi suất loại kỳ hạn 1 năm và 10 năm giữ nguyên so với tuần trước đó. Biến động giá trị chỉ số Bond Index (24/10/2016 – 28/10/2016):
Như vậy, thị trường trái phiếu thứ cấp sau tuần “thăng hoa” trước đó, độ “hot” đã giảm bớt. Tuy nhiên, với tổng giá trị trên 37.000 tỷ đồng và 7.500 tỷ đồng/phiên, thì diễn biến thứ cấp tuần qua vẫn ở mặt bằng chung, thậm chí là mức khá cao. Cũng giống như tuần trước, tỷ trọng giao dịch các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất không thay đổi so với tuần trước đó, kỳ hạn 1-3 năm và 3-5 năm vẫn lần lượt chiếm vị trí thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, sau tuần lên tới trên 38%, lượng giao dịch kỳ hạn 1-3 năm đã giảm xuống chỉ còn khoảng 31,8%; chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 30,21% của kỳ hạn 3-5 năm. Có một điều đáng để ý là các kỳ hạn dài đang ngày càng được giao dịch nhiều hơn trên thứ cấp; nhưng điều này cũng không có gì lạ khi mà lượng phát hành trên sơ cấp liên tục được kéo dài. Tuần qua, kỳ hạn 5-10 năm, 10-15 năm đạt tỷ trọng trên 17% và 15%. Còn về lãi suất, đây là tuần thứ 3 liên tiếp lãi suất giao dịch trái phiếu thứ cấp có xu thế tăng, mặc dù mức tăng khá nhẹ và không đều giữa các kỳ hạn. Một số ý kiến cho hay, lãi suất trái phiếu tăng nhẹ có thể do xuất phát từ thị trường ngân hàng khi đang vào “cuối vụ”. Tuần qua, mặc dù vẫn ở mức thấp, nhưng lãi suất tín phiếu ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng và cả tỷ giá đều nhích tăng nhẹ. Trên thị trường sơ cấp, huy động trái phiếu chính phủ không có nhiều điều đáng bàn, khi KBNN vẫn huy động được với tỷ lệ trúng thầu khá, nhất là kỳ hạn “siêu dài” 30 năm vẫn được hấp thụ tốt. Lãi suất trúng thầu đi ngang. Điểm nhấn trên sơ cấp tuần qua có lẽ đến từ trái phiếu chính phủ bảo lãnh, nhưng cũng chẳng phải vì giá trị giao dịch mà là lãi suất huy động. Trong khi phiên huy động của NHCSXH “mờ nhạt” cả về giá trị trúng thầu lẫn lãi suất, thì phiên huy động của VDB, lãi suất trúng thầu giảm rất mạnh. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 3 năm và 5 năm giảm tới 109 điểm và 95 điểm cơ bản. Đây thực sự là một thành công lớn của trái phiếu chính phủ bảo lãnh khi huy động được vốn với chi phí thấp hơn rất nhiều so với trước đây. Điều còn lại chỉ là làm sao để sử dụng vốn thật hiệu quả. Tuần này, lượng cung thứ cấp khá ít, với tổng nguồn cung chỉ hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó, KBNN huy động 2.000 tỷ đồng với 2 kỳ hạn là 10 và 15 năm. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng khối lượng huy động trái phiếu chính phủ đã đạt gần 96,2% so với kế hoạch mới điều chỉnh (281 nghìn tỷ đồng), tương đương 270.206,5 tỷ đồng. Số liệu về CPI tháng 10 với mức tăng khá đột biến (0,83%) có thể sẽ khiến kỳ vọng lãi suất tăng lên so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, với thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn đang ở trạng thái tích cực và áp lực huy động của KBNN trong hai tháng cuối năm không còn lớn (chỉ còn khoảng hơn 10.793,5 tỷ đồng), nên diễn biến trên sơ cấp có thể giảm nhiệt. Theo dự đoán của BVSC, nhiều khả năng lãi suất trúng thầu sẽ có xu hướng đi ngang, khó có sự thay đổi nào quá lớn so với mức hiện nay./. Duy Thái |