Cấp bách xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Chú trọng đến câu chuyện phía sau Xuất khẩu nhiều nhưng chưa có thương hiệu
Theọnsảnphẩmcólợithếcạnhtranhđểxâydựngthươnghiệuchonôngsảket quac1o Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam lần đầu tiên đạt con số kỷ lục với 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021.
Mặc dù xuất khẩu kỷ lục là vậy nhưng thực tế tôm Việt vẫn chưa có thương hiệu. Do đó, trong định hướng phát triển sắp tới, các tỉnh có thế mạnh về tôm như Cà Mau, Bạc Liêu đều định hướng xây dựng thương hiệu cho con tôm để tăng giá trị sản phẩm.
Đơn cử Bạc Liêu định hướng phát triển trung tâm công nghiệp ngành tôm với mục tiêu đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỉ USD và trở thành một trong những địa phương có doanh thu từ con tôm cao nhất cả nước trong ngành tôm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trung Hiếu - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, việc xây dựng thương hiệu tôm thực tế khó khăn thách thức rất lớn. Đầu tiên là Bạc Liêu chưa có nhiều nhà máy chế biến. Sản lượng chế biến mới đạt khoảng 80.000 tấn/năm, chiếm khoảng 30% sản lượng tôm 420.000 tấn/năm của toàn địa phương. Chính vì vậy, tỉnh mời gọi và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tôm cũng như cùng địa phương xây dựng thương hiệu cho con tôm của Bạc Liêu.
Còn tỉnh Cà Mau, tại địa phương từ cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là nông dân, chưa có nhiều người hiểu cặn kẽ về thương hiệu nên sự tham gia không có hiệu quả. Ông Lê Văn Sử - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, cần truyền thông phối hợp với các chuyên gia tổ chức nhiều chương trình giúp địa phương thay đổi nhận thức về thương hiệu.
"Để xây dựng thương hiệu trong điều kiện hệ sinh thái chưa thể hình thành, tỉnh Cà Mau đề xuất các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, có tâm huyết cùng phối hợp với tỉnh để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã có tên tuổi trên thị trường. Đồng thời, kiến nghị các cấp lãnh đạo cho phép doanh nghiệp, địa phương triển khai thí điểm các dự an xây dựng thương hiệu theo dạng thí điểm chính sách, vượt khỏi khuôn khổ quy định pháp luật ở phạm vi dự án để có được nhiều hơm mô hình sáng tạo, hiệu quả" - ông Lê Văn Sử nêu ý kiến.
Thực tế không riêng con tôm mà hiện nay nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như chè, điều, sầu riêng… cũng đều chưa tạo được thương hiệu khi xuất khẩu, dẫn tới giá trị sản phẩm chưa cao.
Phải lựa chọn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
Chia sẻ tại tọa đàm “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt” ngày 6/4, ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho biết: Nên hiểu thương hiệu theo 3 cấp độ khác nhau như thương hiệu quốc gia, trên cơ sở xây dựng thương hiệu cho một loại quả, cây nào đó; thương hiệu về ngành hàng mang tính chất địa phương như quả vải ở Bắc Giang và Hải Dương; cuối cùng hết sức quan trọng là thương hiệu doanh nghiệp bao gồm thương hiệu sản phẩm, công ty, cá nhân doanh nghiệp.
“Đôi khi xây dựng thương hiệu lại gắn với sự kiện nào đó. Ví dụ cá tra Việt Nam tự nhiên rất nổi tiếng vì Mỹ đánh thuế chống phá giá liên tục. Người tiêu dùng các nước tò mò, từ đó thương hiệu cá tra Việt Nam được nhiều người biết”-ông Chinh cho biết thêm.
Ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (ngoài cùng bên phải) Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là những lợi thế mà doanh nghiệp cần tận dụng. Và muốn tận dụng, quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng thương hiệu sản phẩm trong hệ sinh thái chế biến, vừa giúp tăng giá trị gia tăng và vượt qua rào cản để xuất hàng đi, bên cạnh đó cần đưa tinh thần xanh vào khi xây dựng và đánh giá sản phẩm để làm thương hiệu.
Ông Chinh cho biết thêm, theo chương trình Thủ tướng Chính phủ giao, từ năm 2019, tầm nhìn 2030, Bộ Công Thương phải phát triển thương hiệu thực phẩm với 9 mặt hàng như: Chè, cà phê, tiêu, hạt điều, rau quả, ngũ cốc, thủy sản, rau quả tươi, mật ong. Tuy vậy không phải đưa hết những mặt hàng này vào làm thương hiệu mà có sự chọn lựa, sàng lọc. Phải tính toán xem lợi thế mặt hàng nào vào có khả năng vượt đối thủ cạnh tranh không để xây dựng. Hiện Bộ Công Thương đang lồng ghép việc xây dựng thương hiệu vào các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với sự hỗ trợ của các ngành hàng.
“Cái khó của Việt Nam là sự phong phú của nhiều loại giống trong một loại nông sản. Chẳng hạn, riêng gạo có cả 100 loại giống, trong khi Thái Lan chỉ có vài loại họ mới xây dựng được. Nếu cứ xây dựng thương hiệu quốc gia cho cả 100 loại giống này, không biết chọn loại nào. Do đó việc lựa chọn xây dựng thương hiệu đối với loại hoa quả nào phải tính đến lợi thế cạnh tranh. Không phải cứ loại quả nào cũng mang ra làm thương hiệu” -ông Phan Văn Chinh nói.
顶: 58776踩: 72
【ket quac1】Chọn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để xây dựng thương hiệu cho nông sản
人参与 | 时间:2025-01-10 21:16:09
相关文章
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Soi kèo góc Man City vs MU, 21h00 ngày 25/5
- Soi kèo phạt góc Lecce vs Atalanta, 23h00 ngày 18/5
- Soi kèo phạt góc Indonesia vs Iraq, 16h00 ngày 6/6
- Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- Soi kèo góc Arsenal vs Everton, 22h00 ngày 19/05
- Soi kèo góc Aston Villa vs Olympiacos, 2h00 ngày 3/5
- Soi kèo góc Aston Villa vs Liverpool, 2h00 ngày 14/5
- Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- Soi kèo góc PSG vs Dortmund, 2h00 ngày 8/5
评论专区