Chỉ trong vòng 3 ngày cuối tuần trước,đtsốphậnngườidicưnhận định trận lazio đã có hơn 6.000 người di cư vượt biển Địa Trung Hải để đến Italia và Hy Lạp với mong muốn nhập cư vào châu Âu. Con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần tới do thời tiết đang ấm dần lên. Trong khi đó, các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa có chính sách mở cửa tiếp đón người di cư tị nạn dẫn đến tình trạng cuộc sống của họ lâm vào tình cảnh khốn khó. Người tị nạn Syria vượt qua hàng rào dây thép gai tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở Akcakale, tỉnh Sanliurfa. Ảnh: AFP/TTXVN “Thảm họa nhân đạo lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ II” là nhận xét của Giáo hoàng Francis về khủng hoảng làn sóng người di cư hiện nay khi ông đến thăm họ tại đảo Lesbos của Hy Lạp. Giáo hoàng cũng lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng có những giải pháp nhằm chấm dứt “tình cảnh bi đát và tuyệt vọng” đối với hàng triệu người di cư trên thế giới. Đồng quan điểm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Giáo hoàng Francis cho rằng: “Châu Âu là mảnh đất của nhân quyền và bất cứ ai tới đây đều sẽ được trải nghiệm điều đó... Tiếc thay, rất nhiều người, trong đó có cả trẻ em, đã bỏ mạng trong các tai nạn trên đường tới đây”. Đảo Lesbos của Hy Lạp được coi là một biểu tượng của cuộc khủng hoảng di cư. Từ tháng 7-2015 cho tới nay, hòn đảo nhỏ này là nơi trung chuyển của hàng trăm nghìn người di cư gốc Syria muốn tị nạn ở châu Âu. Hiện có hàng nghìn người đang mắc kẹt tại đây. Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết đã có hơn 23.000 người di cư tới Italia và hơn 153.500 người tới Hy Lạp từ đầu năm tới nay. Trong đó có ít nhất 30.000 người Syria đã rời bỏ nhà cửa nhằm chạy trốn giao tranh giữa lực lượng Chính phủ với các phiến quân ở miền Bắc nước này chỉ mấy ngày đầu tuần rồi. Con số này đang gia tăng từng ngày kể từ khi thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ về ngăn chặn dòng người di cư tới “lục địa già” qua các đảo của Hy Lạp. IOM cũng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới để tiếp nhận số người trên. Cũng phải nhìn nhận, trong thời gian qua, EU đã có nhiều nỗ lực để giải quyết khủng hoảng làn sóng người di cư. Còn nhớ, tháng 9 năm ngoái, EU đã thông qua kế hoạch tái phân bổ 160.000 người tị nạn cho các nước song đến nay mới chỉ có 885 người được chuyển tới các quốc gia thành viên EU. Một số quốc gia đổ lỗi cho việc chậm trễ thực hiện kế hoạch tái phân bổ người tị nạn là do chính phủ các nước tìm cách để sàng lọc những phần tử thánh chiến có thể trà trộn trong dòng người tị nạn, đặc biệt sau khi xảy ra loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris hồi tháng 11 năm ngoái. Một nguyên nhân khác là do thiếu nhà ở và hệ thống giáo dục cho những người xin tị nạn hoặc gặp khó khăn liên quan đến vấn đề hậu cần. Thậm chí một số nước đang đặt ra những điều kiện khó chấp nhận được như từ chối người Hồi giáo, người da đen... Mới đây, EU lại tiếp tục kêu gọi các nước thành viên tiếp nhận 6.000 người tị nạn/tháng từ các nước đang quá tải như Hy Lạp và Italia. Động thái này được xem là nhằm thúc đẩy những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng di cư vào EU hiện nay. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các quốc gia thành viên của tổ chức này đã phải chi số tiền khoảng 12 tỉ USD, cao gấp đôi dự kiến để giải quyết cho 1,5 triệu người xin tị nạn tại các quốc gia thành viên trong năm 2015. Số tiền này đã chiếm tới 6,9% kinh phí chi cho viện trợ phát triển. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại nguồn tiền chi cho viện trợ phát triển sẽ cạn kiệt do vấn đề người di cư. Thực tế cho thấy dù có chi số tiền khá lớn cho người dân di cư tị nạn vào châu Âu nhưng cuộc sống của họ vẫn chưa được cải thiện. Hiện tại, đa phần người di cư đang lâm vào cảnh khó khăn như không chỗ ở, sinh hoạt thiếu thốn, thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe dẫn đến bệnh tật triền miên, điều kiện an ninh không đảm bảo, tệ nạn xã hội và thất học… đã và đang diễn ra. Trong khi chờ đợi những giải pháp khả thi từ EU thì người di cư tiếp tục sống trong cảnh bi đát. Lời giải cho bài toán khó này khó có thể tìm được trong ngày một ngày hai nếu các quốc gia liên quan thiếu sự đồng thuận. HN tổng hợp |