当前位置:首页 > Cúp C2

【trực tiếp tỉ số bóng đá】Bộ trưởng Y tế nhận định về 'trói không chặt' việc mua bán thuốc

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định,ộtrưởngYtếnhậnđịnhvềtróikhôngchặtviệcmuabánthuốtrực tiếp tỉ số bóng đá Luật dược (sửa đổi) nếu được ban hành sẽ khắc phục được những hạn chế của Luật cũ và thích ứng được với điều kiện mới. Người dân được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá cả hợp lý hơn; chất lượng thuốc tốt hơn và việc quản lý thuốc khám chữa bệnh sẽ chặt chẽ hơn…

Theo bà Tiến, việc quản lý giá rất công khai, minh bạch và thực hiện theo các luật hiện hành là Luật về giá, Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn về đấu thầu thuốc mà Chính phủ đã ban hành.

Bộ trưởng Y tế nói gì về hiện tượng “mua thuốc như mua rau

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói gì về hiện tượng “mua thuốc như mua rau. Ảnh Internet

Theo đó, việc đấu thầu thuốc sẽ có một số nội dung chính sửa đổi là ưu tiên cho thuốc gốc, thuốc nội; hai là đấu thầu tập trung ở cấp quốc gia và có một số thuốc tập trung ở cấp tỉnh; ban hành danh mục thuốc tập trung đấu thầu cấp quốc gia, thuốc có hình thức mới là đàm phá giá và danh mục sản xuất trong nước, có những thuốc phân quyền để đấu thầu tập trung ở địa phương.

Về cơ quan quan lý giá, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giá. Tuy nhiên, phân công rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan để thực hiện đúng Luật đấu thầu và Luật giá. Thay vì phải kê khai niêm yết giá mà mặt bằng giá ngang với các nước có cùng trình độ y tế, kinh tế tương đương - cái này không khả thi, chúng ta phải tuân theo hai hình thức: một là theo thị trường; hai là quản lý giá một cách công khai, minh bạch với thuốc do ngân sách cấp. Ví dụ thuốc chi trả từ quỹ BHYT và các chương trình mục tiêu quốc gia, cũng như thuốc phòng chống dịch.

Như vậy khắc phục được cơ bản sự chênh lệch giá quá lớn giữa các địa phương, sẽ không có tình trạng kê khai giá một cách cao quá mức. Hình thức này sẽ công khai, minh bạch, bảo đảm cung ứng đủ chất lượng và giá cả chấp nhận được và hội nhập với các quy định hiện nay của các nước về quy trình quản lý giá và đấu thầu thuốc.

Nhận định về việc, hiện nay  mua thuốc dễ như mua rau ngoài chợ, không cần đơn thuốc và giá cả cùng một loại thuốc có sự chênh lệch. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: Đúng là hiện nay có thực trạng mua thuốc không cần đơn tại tất cả các toa thuốc, mặc dù luật năm 2005 đã quy định bán thuốc theo toa và mua thuốc không có toa và đã có quy định về quy tắc thực hành các nhà thuốc.

Tuy nhiên, có mấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng  ghi toa thuốc tràn lan và người dân tự tiện mua thuốc không có ghi toa. Thứ nhất, người dân đơn giản, họ không muốn đi khám bệnh. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu của mình chưa thể bao phủ đến hết người dân, cho nên người dân mỗi khi có bệnh đều đến các tiệm thuốc tự mua. 

Thứ hai, quy định các nhà thuốc đạt chuẩn GPP thực hành tốt bán hàng thuốc không thực hiện nghiêm luật bán hàng theo toa. Thứ ba, cán bộ y tế, thầy thuốc cũng ghi toa một cách tương đối dễ dàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm là kháng thuốc, kháng kháng sinh mà Bộ Y tế hiện nay đang quyết liệt vào cuộc. 

Trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế tiếp tục ban hành quy định về bán thuốc cần phải có toa ở các quầy thuốc bán lẻ. Bên cạnh đó, kiểm tra gắt gao; chỉ đạo các địa phương, sở y tế, các cơ quan thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ; tuyên truyền rộng rãi đến người dân phải mua thuốc theo đơn, nếu không rất ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.

"Chống kháng kháng sinh là vấn đề lớn mà y tế thế giới rất quan tâm. Trong tuần này, Bộ sẽ tổ chức tháng hành động để chống kháng kháng sinh. Giải pháp đầu tiên là tuyên truyền cho người dân về việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ có hại cho sức khoẻ, cần phải dùng theo đơn của bác sĩ.

Đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ, điều dưỡng là phải thực hiện nghiêm chế độ kê toa, không kê bừa bãi. Vấn đề này phải thực hiện nghiêm theo quy định, xử nghiêm các  bác sĩ kê toa không đúng quy định. Đồng thời, quản lý chặt chẽ các quầy thuốc bán lẻ, thực hiện nghiêm theo quy định chuẩn nhà thuốc và xử phạt nghiêm các nhà thuốc. Ý thức người dân phải được nâng cao để tự bảo vệ sức khoẻ của mình", Bộ trưởng Tiến nói. 

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Luật sửa đổi lần này tập trung phát triển thế mạnh là ưu tiên phát triển nguồn nguyên liệu từ dược liệu; thứ hai là khuyến khích thuốc chế biến từ nguồn dược liệu và thuốc dược liệu, cũng như thuốc y học cổ truyền và khuyến khích phát triển y học cổ truyền. Luật có chương riêng về dược liệu, thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền.

Bộ Y tế sẽ thắt chặt việc mua bán thuốc có toa và không có toa

Bộ Y tế sẽ thắt chặt việc mua bán thuốc có toa và không có toa. Ảnh minh họa

Trong phần công nghiệp dược có chính sách ưu đãi, cụ thể hơn là ưu tiên phát triển công nghiệp dược như luật đang dự thảo.

Theo bà Tiến: Thực ra khi chưa ghi trong Luật hiện hành,  Bộ tổ chức các đoàn đi kiểm tra, thẩm định các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài khi họ đăng ký hồ sơ để nhập khẩu thuốc, tuy nhiên chưa làm được tất cả.

Trong dự thảo Luật dược lần này sẽ có quy định đối với thuốc nhập khẩu phải có kiểm tra cơ sở sản xuất ở nước ngoài, khi  họ đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam, để bảo đảm công bằng giữa nhà sản xuất trong nước và nhà sản xuất có thuốc nhập khẩu từ nước ngoài vào.

Cũng theo Bộ trưởng, thuốc giả là thực tế tồn tại ở bất cứ nước nào. Tuy nhiên, qua tiền kiểm và hậu kiểm, Bộ Y tế phát hiện thuốc giả ở Việt Nam thấp hơn so với quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tổ chức này cũng đánh giá Việt Nam là nơi có ít thuốc giả, tỷ lệ thấp so với các nước.

Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn hiểm hoạ và Bộ Y tế đang tích cực thanh kiểm tra, rút giấy phép, dừng lưu hành một số thuốc và đặc biệt là xử phạt rất nặng đối với nơi sản xuất thuốc giả.

Ở đây cần có sự vào cuộc của rất nhiều Bộ, ban ngành, đưa ra chính sách để làm sao thuốc cung cấp đủ, giá cả hợp lý. Cái chính là phối hợp liên ngành để thanh kiểm tra đột xuất cũng như định kỳ và xử phạt nặng, đặc biệt là rút giấy phép hoàn toàn, đình chỉ hoạt động của cơ sở đó và công bố trên truyền thông. Vừa qua Cục Quản lý dược đã công bố danh tính công khai các cơ sở sản xuất.

Bộ cũng kết hợp với các Bộ Công thương, Bộ Công an, đặc biệt là địa phương, người dân để có thể phát hiện, giám sát cơ sở sản xuất thuốc giả cũng như đưa nguồn thuốc giả ở ngoài vào lưu hành.

Hồng Anh (t/h)

分享到: